The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tập đoàn Viettel báo lãi ở hầu hết các thị trường quốc tế
06/07/2018 - Lượt xem: 1615
Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) ngày 6/7 cho hay, tính tới cuối tháng Sáu, trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, 8/10 thị trường quốc tế của doanh nghiệp này đã kinh doanh có lãi.
Một người dân Myanmar sau khi đăng ký thành công mạng Mytel. (Nguồn: Viettel)


Các thị trường này bao gồm: Peru, Campuchia, Lào, Haiti, Burundi, Đông Timor, Mozambique và Cameroon.

Đáng chú ý, có 3 thị trường đã hoàn vốn đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timor) và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông, đã thu về gấp 4 - 5 lần giá trị vốn đầu tư.

Đại diện Viettel cũng cho biết, hai thị trường còn lỗ kế hoạch là Tanzania (mới kinh doanh 2 năm) và Myanmar (khai trương hồi đầu tháng Sáu). Tuy nhiên, cả 2 thị trường này đều có tốc độ tăng trưởng tốt.

Cụ thể, năm 2017, Tanzania có tăng trưởng doanh thu 35%. Mytel (mạng di động của Viettel tại Myanmar) vừa vượt mốc 1 triệu thuê bao chỉ sau 10 ngày khai trương – tốc độ phát triển chưa từng có của Viettel tại tất cả các thị trường trên thế giới, gồm cả Việt Nam.

Các thị trường của Viettel đều tăng trưởng 2 con số, Mytel tại Myanmar có 1 triệu khách hàng sau 10 ngày khai trương. (Nguồn: Viettel)


Với riêng Viettel Global (công ty phụ trách mảng đầu tư ra nước ngoài của Viettel), kết quả kinh doanh quý 1 cũng có nhiều thay đổi tích cực. Theo báo cáo tài chính nhất quý 1 (không bao gồm thị trường có lãi lớn nhất năm 2017 là Peru), đơn vị này có lợi nhuận gộp tăng 42% so với cùng kỳ. Lãi hợp nhất của Viettel Global trong quý 1 đạt 14 tỷ đồng trong bối cảnh hai thị trường lớn nhất là Tanzania và Myanmar vẫn trong thời kỳ lỗ kế hoạch.

Việc nhiều thị trường kinh doanh có lãi nhưng lợi nhuận hợp nhất của Viettel Global chưa cao là do các thị trường đầu tư sau có quy mô lớn hơn các thị trường đầu tư trước đó nhiều nên lợi nhuận từ các thị trường trước chưa đủ để bù lại các khoản đầu tư ban đầu rất lớn.

Theo đại diện Viettel, diện tích 3 nước Tanzania, Cameroon và Myanmar gấp 1,7 lần so với diện tích 5 nước kinh doanh trên 3 năm sau khai trương và đã có lãi là Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, Mozambique; dân số thì gấp 2,1 lần. Trong khi đó, đó, Peru là thị trường có lợi nhuận lớn nhất vẫn chưa được tính vào kết quả của Viettel Global do quy định của Chính phủ Peru.

Bitel, một thương hiệu của Viettel tại Peru. (Nguồn: Viettel)


Phía Viettel cũng cho rằng, với các doanh nghiệp đi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, thời gian để đạt được điểm hoà vốn kể từ khi chính thức khai trương tối thiểu từ 4-5 năm với các thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Trong khi đó, Viettel đặt mục tiêu chỉ là 3 năm phải có lãi.

Hiện, Tập đoàn Viettel nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Viettel đã đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài với tổng dân số 240 triệu người, trải rộng khắp 3 châu lục (châu Á, châu Phi và châu Mỹ). Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và đứng trong Top 10 công ty viễn thông toàn cầu./.

Theo TTXVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG