The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sinh viên biến nilon rác thải thành gạch lát đá vỉa hè
08/11/2019 - Lượt xem: 2246
Tận dụng phế thải nhựa, nhóm 5 sinh viên của ĐH Giao thông Vận tải tạo ra gạch lát hè thân thiện với môi trường.

Làm gạch lát đường từ túi nilon - ý tưởng nghe lạ lẫm nhưng đã được nhóm 5 sinh viên Trần Thế Anh, Phạm Văn Đức, Hoàng Thị Hương, Viphavady Inthapatha và Pavina Sanatem (du học sinh Lào) ứng dụng vào thực tiễn. Đề tài của nhóm giành giải Nhất cấp khoa và giải xuất sắc cấp trường trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2019. Nghiên cứu của nhóm đang tiếp tục dự thi cấp quốc gia về sản phẩm bảo vệ môi trường.

Đều là sinh viên theo học chuyên ngành Cầu đường, Ô tô và Sân bay, việc tiếp xúc và tự tạo ra những sản phẩm gạch, nhựa đường, bê tông, với họ, không còn lạ lẫm. Tháng 11/2018, nhóm nhận đề tài. Sau khi nghiên cứu, khảo sát, đến tháng 2/2019, nhóm bắt tay vào thực hiện. 

Nhóm 5 sinh viên cùng giáo viên hướng dẫn - PSG.TS Phạm Huy Khang

Nhóm 5 sinh viên cùng giáo viên hướng dẫn - PSG.TS Phạm Huy Khang.

Trưởng nhóm Trần Thế Anh cho biết, cách tốt nhất để xử lý một lượng rác thải lớn từ túi nilon, đang xả thẳng ra ngoài môi trường là tái chế thay vì chôn, đốt như hiện nay. Theo sự gợi ý của thầy hướng dẫn - GS.TS Phạm Huy Khang - nhóm đã bắt tay nghiên cứu phương án sử dụng túi nilon phế thải để tái chế thành những vật liệu hữu ích. 

"Dựa vào kiến thức đã học trong bộ môn Vật liệu xây dựng và Bê tông Polyme, chúng em đã nghĩ: 'Tại sao không thay thế các chất kết dính trong bê tông bằng chất polymer có trong túi nilon?'", Thế Anh nói. 

Để tạo nên một sản phẩm gạch nilon hoàn chỉnh gồm 5 bước: Chuẩn bị nguyên liệu (đá, cát vàng, túi nilon, tạo khuôn); Trộn nguyên liệu (theo tỷ lệ đã được tính toán); Gia nhiệt; Trộn hỗn hợp và đúc mẫu; Hoàn thiện. 

Công đoạn trộn cốt liệu và gia nhiệt để các hỗn hợp kết dính. 

Công đoạn trộn cốt liệu và gia nhiệt để các hỗn hợp kết dính. 

"Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, chúng em phải thử rất nhiều lần, với nhiều cách khác nhau để có một tỷ lệ vàng giữa các cốt liệu: Đá 5/10 (50-60 % về khối lượng); Cát vàng (20 -25% về khối lượng); Bột đá (5-10% về khối lượng); Nhựa/ túi ni lông đạt 25% về khối lượng). Trong đó, đá đóng vai trò là vật liệu chịu cường độ, cát để chèn vào chỗ hổng giữa các viên đá và nhựa đóng vai trò là chất dính kết", Thế Anh giải thích. 

Công đoạn nén thành khối sau khi đã gia nhiệt. 

Công đoạn nén thành khối sau khi đã gia nhiệt. 

Sản phẩm sau khi nén.

Sản phẩm sau khi nén.

Là đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, cả nhóm được hỗ trợ với số vốn 600.000 đồng. Ngoài vật liệu đi mua, túi nilon đi thu nhặt tại các bãi rác, toàn bộ quy trình làm, máy móc đều được thầy Khang tạo điều kiện đến xưởng nghiên cứu thực hiện. 

So với sản phẩm gạch lát vỉa hè thông thường, gạch lát hè từ túi nilon vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng: Độ bền cao, khó bị phá hủy, dễ dàng thi công và tận dụng được một lượng lớn phế thải từ môi trường (1 viên gạch lát nặng 3,7 kg cần sử dụng 0,9 kg túi ni-lông).

Sản phẩm gạch lát hè từ túi ni-lông. 

Sản phẩm gạch lát hè từ túi ni-lông. 

Nhắc về những kỷ niệm trong quá trình thực hiện, Viphavady Inthapatha (du học sinh Lào) cho biết đã cùng các bạn đi xe máy đến bãi rác tại Sóc Sơn (Hà Nội), đeo bao tay, bịp khẩu trang để nhặt từng chiếc túi nilon trên những "núi rác". "Do phải đi khá xa nên mỗi lần di chuyển bọn mình sẽ đi 3 xe máy, mỗi lần sẽ nhặt khoảng 3 bao tải ni-lông, sau đó về rửa rạch, phơi khô rồi mới đưa vào sản xuất", Viphavady nhớ lại. 

Trải qua nhiều lần thử nghiệm, việc trộn nguyên liệu từ máy trộn tay đến khi gia nhiệt các cốt liệu cháy khét, không một khó khăn nào nhóm sinh viên chưa trải qua nhưng chẳng ai có ý định từ bỏ. Tranh thủ sau giờ học và những buổi nghỉ, các sinh viên của khoa Công trình lại hẹn đến xưởng chế tạo của thầy Khang để nghiên cứu và tạo ra sản phẩm ưng ý nhất. 

Đánh giá về sản phẩm của học trò, GS.TS Phạm Huy Khang cho biết đây là một trong những sản phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng cao, nếu được áp dụng ngoài thực tế sẽ giảm thiểu được một số lượng lớn rác thải nhựa. Sản phẩm này nếu tiếp tục cải tiến có thể đem vào ứng dụng để lát vỉa hè. Kinh phí sản xuất chắc chắn sẽ không đắt hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường; và nếu tính đến giá trị với môi trường, hiệu quả không thể tính bằng tiền".

Thầy Khang kỳ vọng nếu có cơ hội sẽ cùng các học trò mở rộng phạm vi nghiên cứu, tạo ra sản phẩm chất lượng, mang tính ứng dụng cao.

Theo iOne

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG