The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phó Chủ tịch TP.HCM Lê Mạnh Hà: "Tách MobiFone là quyết định sáng suốt"
03/04/2014 - Lượt xem: 2767
"Tách MobiFone thành doanh nghiệp độc lập là quyết định sáng suốt. MobiFone sẽ chủ động, linh hoạt hơn, các quyền quyết định đầu tư kinh doanh sẽ kịp thời hơn, tạo thế mạnh hơn cho MobiFone, qua đó tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho thị trường", TS. Lê Mạnh Hà nhận xét.

 TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ICTnews về việc tách MobiFone khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: "Lẽ ra MobiFone phải hạch toán độc lập thành một công ty, doanh nghiệp độc lập lâu rồi. Giờ tách MobiFone ra thành một doanh nghiệp độc lập là quyết định sáng suốt. MobiFone sẽ chủ động, linh hoạt hơn, đặc biệt là về các quyền quyết định đầu tư kinh doanh sẽ kịp thời hơn, tạo thế mạnh hơn cho MobiFone. Qua đó tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng hơn với doanh nghiệp khác".

Theo thông tin vừa được công bố tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/4/2014, trước đó một ngày, ngày 31/3/2014, Thường trực Chính phủ đã xem xét và chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu VNPT, tách MobiFone ra khỏi VNPT trở thành doanh nghiệp trực thuộc Bộ TT&TT. Điều này khác hẳn với thông tin đưa ra của đại diện Cục Viễn thông tại thời điểm Bộ TT&TT mới trình Chính phủ đề án tái cơ cấu VNPT. Khi đó, một lãnh đạo của Cục Viễn thông đã khẳng định không có chuyện MobiFone sẽ trực thuộc một Bộ, ngành nào mà sẽ để MobiFone cổ phần hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh về công nghệ, gây thêm áp lực cạnh tranh hoàn chỉnh hơn cho thị trường viễn thông.

TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM

TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Internet.

TS. Lê Mạnh Hà cũng lưu ý thực trạng trước đây các tổng công ty 90 - 91 trực thuộc thẳng Thủ tướng, không có Bộ chuyên ngành quản lý nên không thể nắm chắc được hoạt động của doanh nghiệp. Sau này, Chính phủ đã phân quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện nhiều quyển của chủ sở hữu đối với các các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Thực tế đã cho thấy việc giao các Bộ, ngành quản lý doanh nghiệp Nhà nước là sát nhất, hiệu quả nhất. Ví dụ với doanh nghiệp viễn thông thì Bộ TT&TT sẽ quản lý tốt nhất về chiến lược, kế hoạch và nhiều mặt khác phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của ngành.Bàn về vấn đề này, TS. Lê Mạnh Hà phân tích: "Nếu Nhà nước vẫn giữ trên 50% tổng số cổ phần thì  MobiFone vẫn là doanh nghiệp Nhà nước, không khác mấy so với trước đây, chỉ khác là có thu hút thêm vốn ở ngoài và có cách quản lý của một doanh nghiệp cổ phần hóa. Với phương án vừa nêu thì MobiFone sẽ phải trực thuộc một Bộ, ngành nào đó chứ không thể tồn tại độc lập được. Doanh nghiệp Nhà nước thì phải có người quản lý vốn Nhà nước, không thể nói là không trực thuộc vào đâu cả. Tôi nghĩ việc để MobiFone không thuộc Bộ, ngành nào cả là cách suy nghĩ rất khó khả thi trong thực tiễn. Nếu MobiFone không phụ thuộc vào Bộ, ngành nào cả thì không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Và nếu không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm giữ phải dưới 50% mới được".

Như vậy, câu chuyện tách MobiFone khỏi VNPT đã tới hồi kết. Giờ đến thời điểm cần xới lên vấn đề phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa MobiFone nhằm tạo sự cạnh tranh hoàn chỉnh cho thị trường viễn thông khi 1 trong 3 doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần lớn nhất không còn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Vấn đề cổ phần hóa MobiFone đã được đặt ra cách đây 7 – 8 năm nhưng tiến trình đến giờ còn chậm. "Chắc là điều kiện chưa chín muồi. Nếu có quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, Chính phủ thì cách nào cũng cổ phần hóa được MobiFone", TS. Lê Mạnh Hà bày tỏ sự tin tưởng.

Theo nhận định chủ quan của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, thị trường viễn thông Việt Nam thời gian qua đã có sự cạnh tranh nhưng không hoàn chỉnh. "Mức độ cạnh tranh đã tốt hơn ngày xưa rất nhiều. Trước kia chỉ có VNPT thôi nên có hiện tượng độc quyền, sau xuất hiện thêm những doanh nghiệp khác thì thị trường đã mang tính cạnh tranh hơn nhiều. Thế nhưng hiện nay mức độ cạnh tranh vẫn chưa hoàn chỉnh, bởi vẫn có doanh nghiệp viễn thông không phải tuân thủ những quy định pháp luật mà các doanh nghiệp khác buộc phải tuân thủ. So sánh thì khập khiễng nhưng đây là trường hợp tương tự với Vinashin. Chỉ có khác là Vinashin kinh doanh gặp lúc khó khăn nên thua lỗ, cộng thêm quản lý kém nên đã xảy ra thảm họa. Giờ doanh nghiệp viễn thông này vẫn đang kinh doanh có lãi, chưa đổ bể, và vẫn đang dựa vào nhiều lợi thế không thuộc luật. Tuy nhiên, hãy suy xét cho kỹ, hãy học bài Vinashin vào lúc này, khi mà kinh doanh đang thuận lợi. Đừng để xảy ra chuyện rồi mới kiểm điểm, kỷ luật lẫn nhau, mang tiếng cho doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế", TS. Lê Mạnh Hà nói.

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG