The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhà khoa học nữ 30 tuổi chế tạo 'mắt thần' cho vệ tinh Việt Nam
27/06/2018 - Lượt xem: 1427
Cường độ làm việc một ngày 16 tiếng, có tháng gần như không ngủ, Thảo đang nỗ lực cùng đồng nghiệp tạo ra các vệ tinh của người Việt.

Micro Dragon cuối năm nay sẽ bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Vệ tinh này do các kỹ sư thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) thiết kế và chế tạo. Điều đặc biệt, camera - "mắt thần" của vệ tinh do nhà khoa học nữ nhỏ nhắn Nguyễn Thị Thảo (30 tuổi, Hà Nội) đảm nhiệm. 

Nhà khoa học nữ đầu tiên ngành công nghệ vũ trụ

Từ nhỏ, Nguyễn Thị Thảo đã thích ngắm nhìn bầu trời, quan sát các vì sao và luôn ước một ngày được bước vào không gian rộng lớn ngoài Trái Đất. Tốt nghiệp cấp 3, chị thi vào khoa Vật lý (Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Để theo đuổi ước mơ, Thảo làm luận văn về vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 vào vũ trụ năm 2008.

Tháng 10/2012, chị làm việc tại VNSC. Một năm sau, Thảo cùng 10 đồng nghiệp nam được cử sang các đại học ở Nhật Bản để đào tạo về công nghệ vũ trụ. Đây là khóa đầu tiên trong kế hoạch đưa 36 cán bộ trẻ sang Nhật đào tạo thạc sĩ về công nghệ vệ tinh.

Theo học Đại học Hokkaido, chị cùng đồng nghiệp mày mò chế tạo vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn của giáo sư người Nhật. Đây là vệ tinh quan sát Trái Đất, có trọng lượng 50 kg, kích thước 50x50x50 cm. 

Nguyễn Thị Thảo đang cùng đồng nghiệp tiếp tục chế tạo vệ tinh NanoDragon cho Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Thị Thảo đang cùng đồng nghiệp chế tạo vệ tinh Nano Dragon cho Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Tham gia dự án trong hai năm 2013-2015, chị đảm nhận thiết kế nhiệm vụ cho vệ tinh. Để nắm rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, ngoài nghiên cứu tài liệu, Thảo phải liên hệ với đầu mối ở nhiều quốc gia để tìm hiểu về vệ tinh họ đang sử dụng.

Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế ở Việt Nam, chị xác định nhiệm vụ cho Micro Dragon, thiết kế thông số cho camera. Là vệ tinh quang học, camera được xem như trái tim của Micro Dragon.

Vượt qua chính mình

Lĩnh vực công nghệ vũ trụ ở Việt Nam còn rất mới mẻ, tài liệu không nhiều khiến Thảo gặp không ít bỡ ngỡ khi theo học tại Nhật. Ban đầu, chị chỉ được thầy giao nhiệm vụ rửa các vật dụng, dụng cụ thí nghiệm. Mất một thời gian chứng tỏ khả năng, chị mới được làm trực tiếp.

Hạn chế về sức khỏe nên Thảo luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình để theo kịp đồng nghiệp nam. Có giai đoạn, chị dành 16 tiếng mỗi ngày ở phòng thí nghiệm, có hôm ở lại đến 3h-4h sáng. "Có tháng gần như không ngủ", chị chia sẻ.

Trong khi các bạn nam làm xong có thể ngủ ngay tại phòng thí nghiệm, thì chị muộn mấy cũng phải về nhà, mặc đêm khuya trời lạnh xuống âm độ. 

"Công việc đòi hỏi tập trung và cường độ cao, nhiều lúc cảm thấy rất mệt mỏi. Những lúc như vậy tôi thường tập thể dục và luôn nhìn về phía trước", chị nhớ lại.

Mô hình vệ tinh MicroDragon. Ảnh: VNSC.

Mô hình vệ tinh Micro Dragon. Ảnh: VNSC.

Những nỗ lực của Thảo và đồng nghiệp cuối cùng cũng được đền đáp khi vệ tinh Micro Dragon hoàn thành. Sau khi Nhật cấp phép an toàn thì vệ tinh này sẽ vào quỹ đạo nhờ tên lửa Epsilon của công ty IHI Aerospace (Nhật Bản)

"Vệ tinh phải phóng thành công lên vũ trụ và hoạt động thì lúc đó tôi mới thở phào được", chị nói và tiết lộ sau Micro Dragon sẽ là Nano Dragon.

Với Nano Dragon, Thảo cùng đồng nghiệp đang tham gia xử lý dữ liệu. Ngoài nghiên cứu chế tạo vệ tinh, chị hiện phụ trách Đài quan sát thiên văn ở Hòa Lạc (Hà Nội).

Thảo tâm sự, nghiên cứu công nghệ vũ trụ ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng vì đam mê khó mấy chị vẫn quyết theo đuổi.

Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Nó còn thu tín hiệu cảm biến trên mặt đất, rồi chuyển nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất.

(Theo VnExpress)

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG