The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Một số giải pháp đột phá trong phát triển và ứng dụng cộng nghệ sinh học
03/06/2020 - Lượt xem: 2531
Thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, bảo vệ môi trường.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại một số kết quả quan trọng như ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy hải sản; sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển cây dược liệu tại huyện Kbang.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như việc xây dựng các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh; việc xây dựng nhân rộng mô hình, tạo nhân tố mới còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học còn ít, nội dung chưa sâu, chưa giải quyết được những vướng mắc mà sản xuất đang đòi hỏi, về đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu…

Nhằm tạo những bước đột phát trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học giai đoạn 2020 – 2030; Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã đưa ra một số giải pháp trong đó yêu cầu các cấp các ngành, các đơn vị, địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ sinh học. Cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch lồng ghép việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện theo lộ trình phù hợp.

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển công nghệ sinh học, phát huy vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ sinh học. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở nghiên cứu công nghệ sinh học; các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ sinh học vào những ngành, lĩnh vực chủ chốt có thế mạnh của tỉnh để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất, đời sống.

Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại cán bộ khoa học về công nghệ sinh học, đi đôi với việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học; thực hiện cơ chế liên kết giữa đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, để đào tạo những cán bộ có trình độ cao về công nghệ sinh học, có khả năng nghiên cứu, nắm bắt và làm chủ công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh: đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ; đầu tư xây dựng một số trung tâm dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. Lựa chọn đơn vị để tập trung đầu tư, phát triển về lĩnh vực công nghệ sinh học, trở thành đầu mối tổ chức các mô hình, cung cấp công nghệ, thúc đẩy ngành công nghệ sinh học phát triển. Huy động vốn và thu hút vốn đầu tư vào các dự án ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản...

Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ: đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, trong đó có công nghệ sinh học của tỉnh. Tăng cường công tác định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và nguồn lực của tỉnh.

Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa phương. Trong đó, tập trung vào các chương trình nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ giống có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, hạn chế sâu, bệnh; công nghệ bảo quản, chế biến nông sản trên các loại cây trồng rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả. Ứng dụng các chế phẩm từ công nghệ sinh học để xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học giữa tỉnh với các viện nghiên cứu, trường đại học của các nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình liên kết giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà nước trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất phù hợp với thực tế của tỉnh.

Đức Chính

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG