The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng Tây nguyên “Tiềm năng và những vấn đề”
03/11/2017 - Lượt xem: 2066
Sáng ngày 03/11, tại khách sạn Pleiku, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học phát triển kinh tế vùng Tây nguyên “Tiềm năng và những vấn đề”. Tham dự hội thảo có các đồng chí: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Nhật Quang -Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạo- Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; Châu Ngọc Tuấn- Phó Bí Thư tỉnh ủy; Nguyễn Đức Hoàng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành 5 tỉnh Tây Nguyên.

 

Quang cảnh Hội thảo

Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn, gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Có diện tích chiếm khoảng 16,3% tổng diện tích tự nhiên và diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước; tài nguyên đất đỏ bazan và khí hậu phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày; có nhiều dân tộc cùng sinh sống với bản sắc văn hóa đa dạng, đặc trưng và nhiều điều kiện khác để phát triển kinh tế. Sau ba thập kỷ đổi mới, hội nhập, Tây Nguyên đã có thay đổi mọi mặt, song nhìn chung hiện nay vẫn còn là một vùng nghèo, sự phát triển này vẫn trên nền tảng của nền nông nghiệp truyền thống, quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tự nhiên, phát triển các ngành khai thác tự nhiên, ít tổ chức được các chuỗi giá trị sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Các cơ chế phối hợp, liên kết vùng hiện nay chủ yếu mang tính tự nguyện, thiếu sự ràng buộc trách nhiệm, thiếu chế tài chặt chẽ. Vì thế, các mặt hàng xuất khẩu của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều,… mới dừng lại ở sản phẩm thô, chưa tạo được giá trị gia tăng cao, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế còn yếu. Bên cạnh đó, các hoạt động liên kết nội vùng và ngoại vùng ở Tây Nguyên đã có những thành tựu mới mẻ song vẫn còn những bất cập ngày càng gia tăng như: Suy thoái trầm trọng về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, các hạn chế về nhân lực, giáo dục về di cư và quản lý người di cư, cùng với nhiều vấn đề phức tạp khác khiến cho quá trình phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên bị ảnh hưởng.

Để tháo được nút thắt cản trở sự phát triển kinh tế tại Tây Nguyên, phát biểu tại Hội thảo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thụy- Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên cho rằng, cần phải tháo gỡ 3 điểm nghẽn gồm: Điểm nghẽn về cơ chế chính sách; Điểm nghẽn về khoa học và công nghệ và điểm nghẽn trong nghiên cứu, ứng dụng và khai thác tài nguyên văn hóa.

Những đề tài khoa học được báo cáo tại Hội thảo lần này, đã đề cập những vấn đề liên quan tới sự phát triển về kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương; phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa bản sắc của các dân tộc, gắn với bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; vấn đề liên kết vùng, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp,…Từ đó, các nhà khoa học đã đề ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho vùng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế bền vững của vùng Tây Nguyên trong thời gian tới./.

Theo UBND tỉnh

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG