Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AFP)

Các hành vi này gồm phát tán thư rác, tấn công từ chối dịch vụ, cài đặt và phát tán các loại mã độc, lưu trữ các mã khai thác điểm yếu lỗ hổng tự động…

Trong khoảng thời gian từ 23/4 tới 29/4, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận ít nhất 339 đường dẫn (URL) trên các trang web tại Việt Nam bị tấn công. Thống kê số lượng theo tên miền cho thấy, tên miền .com bị tấn công nhiều nhất với 164 website, .vn là 60, .com.vn là 32, .edu.vn là 22, .net là 29 và 32 website có tên miền khác.

Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng ghi nhận ít nhất 77 website đặt tại Việt Nam bị lợi dụng để tấn công lừa đảo (phishing)…

Biểu đồ số lượng đường dẫn (URL) trên các trang web tại Việt Nam bị tấn công từ 23 - 29/4 (nguồn: Vietnam+/Infrorgaphic)

Người dùng cần phải cảnh giác với những trang web giả mạo để ăn trộm tài khoản, đặc biệt là các trang web giả mạo các ứng dụng, dịch vụ phổ biến như Facebook, PayPal, Dropbox…

"Cục An toàn thông tin sẵn sàng phối hợp với các cơ quan, tổ chức tiến hành kiểm tra và bóc gỡ mã độc botnet trên hệ thống của các tổ chức," đại diện Cục An toàn thông tin cho biết./.