The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gỡ vướng về tự chủ mở mã ngành chưa từng đào tạo
23/03/2016 - Lượt xem: 1839
Việc chưa rõ ràng về khái niệm “cùng ngành” - quy định tối thiểu đủ điều kiện để mở ngành mới trong đào tạo đại học (ĐH) ở Việt Nam, hiện đang gây khó cho các trường ĐH trong tự chủ về học thuật.

 

Ảnh minh họa.

Tại Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm tự chủ ĐH, một trong những vướng mắc khá quan trọng liên quan đến nội dung về điều kiện mở mã ngành mới mà Việt Nam chưa từng đào tạo đã được các đại biểu đưa ra bàn thảo và tìm phương án giải quyết.

Trước khi có Nghị quyết 77, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép 2 ĐHQG được quyền tự chủ trong việc mở mã ngành mới. Còn với các trường khác, Bộ ra điều kiện là cơ sở đào tạo ĐH muốn mở mã ngành mới phải đáp ứng 2 yêu cầu tối thiểu và có giải trình báo cáo Bộ thì sẽ được mở.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Vì là ngành chưa từng đào tạo ở Việt Nam thì không cần phải có tiến sĩ đúng chuyên ngành đó, mà chỉ cần giảng viên có trình độ thạc sĩ của chuyên ngành gần. Hiện nay, ngoài 2 ĐHQG, còn có thêm 13 trường tự chủ được phép tự mở mã ngành mới, miễn là đáp ứng đủ điều kiện trên. Như vậy, không có vướng gì về thủ tục”.

Giải thích cụ thể hơn về điều kiện mở mã ngành mới chưa từng đào tạo tại Việt Nam này, Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay, Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT quy định, chỉ cần chứng minh có 2 nước đang đào tạo ngành này và nó cần thiết cho nền kinh tế quốc dân là đủ điều kiện mở. Về điều kiện giảng viên, chỉ cần ít nhất 2 giảng viên đã từng có công trình nghiên cứu với ngành đăng ký vào lĩnh vực đó thì được mở.

Tán đồng với quy định của Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng trường của Học viện Nông nghiệp, ông Trần Đức Viên cho rằng, các điều kiện cơ bản mà Bộ GD&ĐT đề ra để bảo đảm chất lượng đào tạo khi các trường ĐH muốn mở ngành mới, về cơ bản không gây khó khăn cho các trường. Việc mở mã ngành chỉ vướng ở khái niệm “cùng ngành” trong các điều kiện mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Chủ tịch Hội đồng trường của Học viện Nông nghiệp Trần Đức Viên đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ khái niệm "cùng ngành" đối với giảng viên khi mở ngành đào tạo mới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Vướng mắc khái niệm “cùng ngành”

“Bộ GD&ĐT quy định phải có giáo sư, phó giáo sư cùng ngành. Nhưng ngành kinh tế nông nghiệp hiện không có giáo sư kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, sẽ có tới 50% ngành không thể mở được vì không có hệ thống giáo sư cùng ngành đó.

Học viện Nông nghiệp chỉ xin phép được làm rõ khái niệm “cùng ngành”. Vì khái niệm hiện hành không khả thi và Dự thảo sửa đổi Thông tư 38 về quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ chưa giải quyết được điều này”, ông Viên bày tỏ.

Giải thích khái niệm “ngành gần”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: “Theo định nghĩa trong Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, thì ngành gần là những ngành có sự khác nhau ở trình độ ĐH không quá 40% chương trình đào tạo”. Còn khái niệm “cùng ngành” là những ngành có chung mã ngành đào tạo gốc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngành đào tạo ghi trên  bằng tiến sĩ trước đây có thể khác với hệ thống phân ngành hiện nay. Ví dụ, trước đây chúng ta có ngành quản trị kinh doanh (QTKD), mà QTKD thuộc mã ngành kinh tế. Nay QTKD tách ra làm một mã ngành riêng, do đó, nếu phó giáo sư, tiến sĩ đạt được học hàm, học vị ở giai đoạn chưa có mã ngành QTKD thì không có mã ngành gốc để quy vào khái niệm cùng ngành”.

Các phó giáo sư, tiến sĩ của những ngành mới không trùng 40% kiến thức với những ngành đang có không chỉ là thực tế Học viện Nông nghiệp đang gặp phải mà rất nhiều trường khác có giảng viên có bằng tiến sĩ nước ngoài không tương thích với những ngành đang đào tạo trong nước.

Vì thế, đại diện Học viện Nông nghiệp cho rằng: “Nếu Bộ không giải quyết nút thắt này thì có những ngành mới đất nước rất cần mà không thể mở được. Ví dụ như ngành kinh tế hải sản. Đây là ngành rất quan trọng trong kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng, nhưng theo quy định này thì không thể mở được”.

Cũng băn khoăn như đại diện Học viện Nông nghiệp, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đề nghị, cần làm rõ hơn khái niệm “ngành đúng”, “ngành gần”.

Gỡ cho đào tạo liên ngành

Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, câu chuyện này cũng đã lạc hậu, vì nếu cứ nhất quyết phải bám vào khái niệm ngành gần, ngành đúng thì chúng ta sẽ không thể mở được các chương trình liên ngành. Trong khi đó, trong áp lực hội nhập hiện nay thì nhu cầu đào tạo chương trình liên ngành ngày càng lớn.

Cũng theo ông Sơn, điều kiện quan trọng nhất là có người có công trình nghiên cứu mở đường cho lĩnh vực, chuyên ngành đó là được, vì “hiện nay ĐHQG Hà Nội đang làm như vậy và không có gì vướng cả”.

Có thể thấy, do định nghĩa không rõ ràng và chưa hợp lý về khái niệm cùng ngành, ngành gần, đã khiến cho việc mở mã ngành của các ĐH tự chủ chưa thể thông thoáng

Trước phản ánh của các trường ĐH, đại diện Bộ GD&ĐT chia sẻ: Nếu thấy cần phải định nghĩa, và sửa khái niệm cùng ngành, ngành gần, Bộ sẵn sàng cùng ngồi lại với các trường để bàn, để sửa.

Nhận định, nút thắt gây vướng cho việc mở mã ngành đào tạo mới của các trường ĐH hiện nay chỉ nằm ở khái niệm cùng ngành, ngành gần, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu đưa thêm nội dung vào quy định mở mã ngành mới, đó là: Đối với chuyên ngành chưa có thì được quy vào đào tạo mã gốc đã từng đào tạo trước đó, thay vì đi giải thích khái niệm cùng ngành, ngành gần.

Còn với những ngành quá mới, những ngành có nhu cầu đào tạo liên ngành như ý kiến của ĐHQG Hà Nội, thì chỉ cần có giảng viên có công trình nghiên cứu về lĩnh vực đó, chứng minh được trên thế giới có 2 quốc gia đào tạo ngành này, chứng minh được sự cần thiết của ngành mới này với kinh tế đất nước là đủ điều kiện tối thiểu để mở.

Theo Chinhphu

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG