The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Giia Lai: Hiệu quả 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
31/12/2013 - Lượt xem: 2890
Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình) trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai từ năm 2009. Đây là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia nên được tỉnh rất quan tâm chỉ đạo lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Sau 3 năm (2009 - 2012) triển khai thực hiện đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Mặt khác trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập.

Những kết quả đạt được

Trong 3 năm, với tổng vốn 92,643 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương. Tỉnh đã thực hiện 86,188 tỷ đồng. Trong đó từ ngân sách Trung ương cấp 76,962 tỷ đồng, đạt 91,8% kế hoạch; vốn đối ứng của tỉnh 1,991 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch; tổng vốn huy động từ nhân dân 7,235 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch. Đã đầu tư xây dựng được 240 công trình. Trong đó có 577 trường có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 89,1%, tăng 19,1% so với năm 2008; đầu tư xây dựng các công trình nước cho 91 trạm y tế xã, đạt 94,9%, tăng 46% so với năm 2008. Các công trình đưa vào sử dụng, cung cấp nước sinh hoạt cho 803.800 người. Đảm bảo cho hơn 76,4% người dân nông thôn dùng nước hợp vệ sinh, nâng cao đời sống và sức khỏe công đồng dân cư.
Nhìn chung việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư các công trình cấp nước tập trung bơm dẫn, tự chảy, giếng khoan. Đa số các công trình giếng khoan do Nhà nước đầu tư xây dựng phát huy hiệu quả, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho vùng dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt, cơ bản giải quyết nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đồng thời góp phần chống cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Những vấn đề còn bất cập
Qua giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh cho thấy: có 180/240 công trình hoạt động không bền vững, chiếm đến 75%. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án, báo cáo đầu tư chưa phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất, nguồn nước nên chất lượng nước không bảo đảm, không đủ nước cung cấp theo thiết kế. Công trình đưa vào sử dụng thời gian ngắn bị bồi lắng hoặc hư hỏng. Như tháp nước Buôn Hoang, Buôn Khăn, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa cung cấp cho 236 hộ dân có nhu cầu dùng nước, nhưng hiện nay lượng nước không đủ cung cấp đến các hộ dân ở khu vực cao; giếng nước khoan tại làng Pan, huyện Chư Sê thiết kế phục vụ cho 155 hộ dân, nhưng chỉ cung cấp đủ nước cho 35 hộ…
Công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sau đầu tư còn yếu kém. Một số địa phương chưa thành lập tổ quản lý; chưa quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý, khai thác công trình, dẫn đến nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp, không kịp thời sửa chữa nên đã bị bỏ hoang, gây lãng phí tiền của Nhà nước như công trình nước tự chảy làng Hơn, xã Ia Ma, huyện Kông Chro; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh như giếng khoan của huyện Chư Sê. Tổ tự quản của một số địa phương chưa xây dựng quy chế hoạt động và cơ chế thu chi về tài chính rõ ràng, thống nhất; một số nơi không thu tiền hoặc thu tiền nhưng mức thu khác nhau.
Ban chỉ đạo Chương trình hoạt động kiêm nhiệm và không có văn phòng chuyên trách, chưa thực hiện tốt chế độ hội họp; công tác tham mưu cho UBND tỉnh chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý, thực hiện Chương trình không đồng bộ; một số huyện chưa nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh và các sở, ban ngành.
Một số địa phương chưa bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa khi công trình hư hỏng, xuống cấp dẫn đến một số công trình ngưng hoạt động.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương về công tác hướng dẫn quản lý và khai thác, do đó khi làm xong bàn giao địa phương chưa có cam kết rõ ràng về quản lý, vận hành công trình sau đầu tư.
Công tác giám sát chất lượng công trình, chất lượng nước sinh hoạt chưa triển khai tốt. Việc theo dõi, đánh giá các chỉ số về nước sạch và vệ sinh môi trường hầu hết không được triển khai thường xuyên như quy định.
Vốn đầu tư cho các công trình còn hạn chế, không có cơ chế phân bổ kinh phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa các công trình khi bị hư hỏng. Cơ chế chính sách của Trung ương đối với công tác quản lý, vận hành, và hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình còn thiếu, chưa quy định cụ thể về việc xác định kinh chế độ tiền lương cho lực lượng quản lý, vận hành một cách cụ thể, nhất quán.
Công tác vận động, tuyên truyền giáo dục cho người dân nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi tường chưa được chú trọng. Nên đã có tình trạng nuôi gia súc, chuồng trại dưới sàn nhà. Người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh khuôn viên giếng khoan tập trung.
Một số đề xuất
Tỉnh Gia Lai cần có cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp như ưu tiên nguồn vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và tỉ lệ phân bổ vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn phải cao hơn. Hiện nay, ngân sách địa phương rất hạn chế, đề nghị Trung ương vận động, hỗ trợ tăng nguồn vốn cho các vùng khó khăn. Địa bàn Gia Lai có rất nhiều vùng khó khăn, cần có sự đánh giá, phân bổ cho phù hợp. (Theo Tạp chí KHCN&MT)

 

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG