The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gần 1.200 ngày 'sống lại' của thượng úy Đinh Văn Dương
18/11/2017 - Lượt xem: 1675
Thượng úy duy nhất sống sót sau vụ máy bay rơi trải qua hai lần tập đứng, tập đi, tập cầm đồ vật..., lần sau khó hơn trước 10 lần.

105 ngày sau tai nạn máy bay rơi ở Bình Yên (Thạch Thất, Hà Nội) tháng 7/2014, thượng úy Đinh Văn Dương tỉnh lại từ phòng cấp cứu. Cơ thể biến dạng vì bỏng gần 60%, mất hai chân, hai tay, thị lực suy giảm. 29 tháng nằm viện, anh trải qua 24 lần phẫu thuật, 3 lần tim ngừng đập

Cuộc đời hai lần tập ngồi, tập đứng, tập đi

9h sáng trong căn chung cư ở Long Biên (Hà Nội), anh Dương đã vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong và ngồi xem tin tức. Hành lang tầng 17 khá im ắng khi hàng xóm đã đi làm, chỉ còn tiếng quạt vù vù cùng tiếng đại biểu Quốc hội chất vấn trên tivi phát ra từ phòng anh.

gan-1200-ngay-song-lai-cua-thuong-uy-dinh-van-duong

Sau ba năm mất đi đôi tay, anh Dương một lần nữa tự cầm chai rót nước bằng cánh tay giả. Ảnh: Giang Huy.

Đúng giờ hẹn, cậu kỹ thuật viên tên Thao có mặt giúp anh luyện tập với cánh tay giả, ghi nhớ một số điều chỉnh theo yêu cầu của anh. Đôi tay ấy do một nhóm từ thiện quyên tặng ngày 14/11, đặt hàng từ công ty của Việt Nam, linh kiện nhập từ nước ngoài và đang hoàn thiện khâu thẩm mỹ.

"Vui sướng lắm", anh nói, tay run run cầm chai nước. Cuộc sống bí bách vì không có chân tay từ giờ sẽ dễ thở hơn, khi một lần nữa anh có thể tự cầm thìa xúc cơm ăn, mặc quần áo, không phiền mẹ theo sát cả ngày.

Có đôi tay rồi, anh cũng muốn đi bơi trở lại, nhưng không có bể gần nhà. Anh tự tin bơi tốt dù không còn hai chân, bởi quá trình huấn luyện cao độ của lính đặc công đã rèn cho anh sức chịu đựng hơn người.

Trước ở Tiểu đoàn đặc công 18, anh có thể bơi ếch được 2km, bơi sải hơn 1km. Thời thơ bé, Đinh Văn Dương trèo cây, lội nước giỏi nhất làng Quyển Sơn (Thi Sơn, Phủ Lý, Hà Nam), ngôi làng nằm ven sông Đáy.

Gần một năm sau ngày xuất viện, Đinh Văn Dương giữ nhiều thói quen của thời quân ngũ, như thức dậy đúng giờ, không bỏ bữa sáng, luyện tập thường xuyên... để mỗi ngày trôi qua không nhàm chán.

Trước cửa phòng ngủ của vợ chồng anh gắn một thanh xà đơn. Hai "tay cầm" được chế từ ống quần của con trai nhỏ, nối với nhau bằng sợi dù màu xanh. Anh tự nghĩ ra cái xà ấy và luyện tập mỗi ngày cho người đỡ mỏi. Mỗi lần lên xà là bà Đông, mẹ anh phải giúp thòng tay vào tay cầm. Những ngày đầu, anh kéo được dăm cái là thở hồng hộc, giờ có thể kéo ba bài, mỗi bài 20 cái mới thôi.

Cuộc sống của Đinh Văn Dương trôi qua thầm lặng, nhưng không bó hẹp trong bốn bức tường. Căn chung cư do Bộ Quốc phòng tặng, bàn giao cuối năm 2015. Một năm sau anh mới về ở sau thời gian nằm viện. Căn phòng rộng gần 70 m2, là chốn an cư sau nhiều năm vợ chồng đi thuê trọ.

Khi rảnh rỗi, anh tự mình đi xe lăn xuống sân chung cư hóng gió buổi chiều, hay ngồi uống nước chè, chuyện phiếm với bảo vệ đến khuya. "Nhiều người quanh đây biết mình nên không ngại khi trông thấy hình hài này. Hai đứa trẻ nhà mình cũng không sợ bố, nhưng nếu gặp trẻ lạ thì bọn nhỏ vẫn hãi hùng đấy", anh kể.

gan-1200-ngay-song-lai-cua-thuong-uy-dinh-van-duong-1

Anh Dương tập kéo "xà" để tăng sức khỏe mỗi ngày, hai tay cầm được chế từ ống quần của con trai. Ảnh: Giang Huy.

Hơn nghìn ngày trôi qua, nhiều người không còn nhớ về 20 người lính hy sinh trong vụ máy bay rơi năm ấy. Người duy nhất còn sống thì tiếp tục "chiến đấu" với những cơn đau thể xác và nỗi tự ti về ngoại hình.

29 tháng nằm viện, 24 ca mổ, anh nhớ lại quãng thời gian điều trị ở Trung tâm phục hồi chức năng của Viện Bỏng quốc gia. Người thương binh thời bình từng mất 3 tháng tập ngồi, 6 tháng tập đứng, tập đi trên đôi chân giả.

"Cuộc đời mình có hai lần tập ngồi, tập đi, tập đứng, chỉ không phải tập lẫy, tập bò. Lần sau khó hơn lần trước gấp 10", anh nói.

Bị hành hạ bởi những cơn đau co quắp, anh từng buông xuôi và muốn giải thoát cho mình bằng một liều thuốc. Rồi giữa những ồn ào thường nhật, anh nằm trên giường bệnh, có lúc nhìn mẹ già tất tả mua cơm, bón cháo, lắng tai nghe con trai bi bô gọi bố, con gái vào lớp 1, những lời động viên của đồng đội, y bác sĩ điều trị... Những âm thanh ấy níu giữ anh lại với cuộc đời.

Ba năm con trai nằm viện, tập ngồi, tập đứng, tập đi luôn có bước chân đồng hành của bà Đông. Con dâu bận bịu với công việc điều dưỡng và chăm hai đứa trẻ, bà khoá cửa nhà, bỏ quê lên chăm anh. Bà từng mất hết niềm tin khi bốn tháng trời nhìn con qua cửa kính phòng cấp cứu. Thế rồi anh tỉnh lại, bà khóc, chắp hai tay cảm tạ đồng đội chở che cho anh quay về.

Những lúc trở trời, người đau nhức, anh cáu "nhặng cả lên". Bà chỉ im lặng để anh bình tĩnh rồi tiếp tục hoặc cười cho qua. Lòng người mẹ không nỡ giận, vì biết "nó mặc cảm, người thường đau ốm còn khó chịu huống chi nó không còn lành lặn".

"Nuôi nó hồi mới sinh có khi còn dễ hơn bây giờ", bà cười ví von. Trong suốt cuộc trò chuyện, nụ cười của người mẹ ấy chưa bao giờ tắt.

gan-1200-ngay-song-lai-cua-thuong-uy-dinh-van-duong-2

Nụ cười thường trực trên khuôn mặt bà Đông trong suốt cuộc trò chuyện. Ảnh: Giang Huy.

Ước nguyện của người còn sống

Khi xuất ngũ vào tháng 9/2016, thượng úy Đinh Văn Dương hưởng chế độ trợ cấp của thương binh. Cuối năm ấy, anh xuất viện. Và ngày 25 Tết, anh lần đầu tiên trở về Bình Yên (Thạch Thất) thắp hương cho 20 đồng đội. Ở nơi máy bay rơi, người dân dựng mấy gian nhà tôn, lập một bàn thờ chung cho 20 người lính và khói hương đều đặn.

"Tấm lòng trân trọng của bà con dành cho đồng đội khiến mình rất cảm động", thượng úy Dương chia sẻ và ước nguyện ngày nào đó, nơi đây sẽ có một khu tưởng niệm khang trang hơn dành cho đồng đội.

Hai tuần sau ngày tỉnh lại, anh mới biết đồng đội trên Mi171 đều đã hy sinh. Chân tay bất động, chỉ còn dòng nước mắt ấm nóng chảy dài trên má. Đồng đội cùng anh ăn ở, rèn luyện, sẻ chia tâm tình nên còn thân thiết hơn ruột thịt.

Đồng đội Tuấn quê vải thiều Lục Ngạn, trung úy Hoàng Anh quê lúa Thái Bình, Năm quê Thanh Hóa..., Đinh Văn Dương nhớ tên, quê quán từng người. Và ghim sâu vào tâm trí người còn sống cho đến tận bây giờ, vẫn là trận cười đùa của anh em trước lúc máy bay rơi.

7h46 ngày 7/7/2014, trực thăng Mi171 chở 21 người đã rơi ở khu vực Hòa Lạc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía tây khi đang huấn luyện dù; 16 chiến sĩ hy sinh tại chỗ. 5 người được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng 4 người lần lượt qua đời vì đa chấn thương, bỏng hô hấp. Thượng úy Đinh Văn Dương là người duy nhất tỉnh lại.

Theo Vnexpress

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG