The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đội ngũ trí thức tăng, nghiên cứu khoa học giảm
05/06/2015 - Lượt xem: 2791
Đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh những năm qua tăng lên rõ rệt nhưng tình hình nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học, công nghệ đang giảm dần. Nhiều đề tài nghiên cứu xong đã lạc hậu hoặc không triển khai ứng dụng được.

Đề tài khoa học, khoa học đến đâu?
 
Trong giai đoạn 2000-2010, Sở Khoa học và Công nghệ (KH &CN) đã tổ chức và quản lý việc triển khai thực hiện 99 đề tài, dự án với tổng nguồn ngân sách gần 32 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến 2015 có 58 đề tài với tổng kinh phí từ ngân sách là 42,1 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học nhiều nhất và tổng kinh phí cũng nhiều nhất.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh-nguyên Giám đốc Sở KH&CN Gia Lai: Bên cạnh những đề tài, dự án sau khi nghiên cứu đã được sử dụng nhằm phục vụ đời sống-xã hội thì vẫn còn nhiều đề tài, dự án chưa được sử dụng vào thực tiễn. Có những đề tài giai đoạn nghiệm thu được Hội đồng khoa học (HĐKH) đánh giá loại A (xuất sắc) nhưng khả năng áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả thấp hoặc không được nhân rộng.
 

Nghiệm thu đề tài nâng cao chất lượng chế biến, tiêu thụ sản phẩm măng ở Gia Lai. Ảnh: N.D
Nghiệm thu đề tài nâng cao chất lượng chế biến, tiêu thụ sản phẩm măng ở Gia Lai. Ảnh: N.D

Đề tài “Chế biến than tổ ong” năm 2001 được xếp loại A nhưng hiệu quả ứng dụng thấp bởi nguồn nguyên liệu hiếm, nhu cầu của người dân về sản phẩm này giảm dần. Đề tài “Thực nghiệm sản xuất lúa lai F1” năm 2004 được HĐKH đánh giá khá nhưng sau đó xếp xó không phát huy kết quả do thiếu hỗ trợ vốn đầu tư nhân rộng. Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2002 HĐKH xếp loại xuất sắc nhưng do thiếu chính sách phù hợp trong việc đầu tư khuyến khích người dân chủ động trong việc lựa chọn việc làm nên không phát huy. Đề tài “Phục tráng giống khoai lang Lệ Cần tại huyện Đak Đoa (2008-2010) khi hoàn thiện bước sang giai đoạn chuyển giao nhân rộng lại gặp khó khăn vì thiếu quỹ đất sản xuất do khâu khảo sát thực tế ban đầu chưa tốt. Đề tài “Đánh giá khả năng thích nghi của giống cừu Phan Rang tại Gia Lai 2003-2004” không hiệu quả vì không phù hợp với sự tiêu thụ…

Bên cạnh đề tài nghiên cứu, các dự án thử nghiệm khoa học cũng không phát huy hiệu quả hoặc hạn chế hiệu quả như dự án “Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê và các chế phẩm nông nghiệp ở quy mô hộ dân tại các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, nghiệm thu năm 2010 nhưng không áp dụng được trên thực tiễn do không phù hợp về lâu dài, người dân ít quan tâm.

Dự án “Xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ KH &CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Ia Drăng (huyện Chư Prông)” do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý nhưng hiệu quả mang lại không cao do chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương. Dự án trồng rau sạch ở TP. Pleiku tiêu tốn nhiều tỷ đồng song thực hiện một thời gian ngắn đã dẹp bỏ.

Đội ngũ trí thức tăng, nghiên cứu khoa học giảm

Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn có chủ trương đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Cuối năm 2014, số người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên ở Gia Lai là 38.902 người, chiếm 5,14% tổng số người trong độ tuổi lao động, tăng 1,85 lần so với năm 2005. Đến năm 2014, Gia Lai có 1 Phó Giáo sư, 10 tiến sĩ, 760 thạc sĩ và chuyên khoa cấp I, II là 323 người tăng gấp đôi năm 2010.

Thế nhưng số lượng đề tài, dự án khoa học nghiên cứu do cấp tỉnh quản lý lại đang giảm dần. Nếu giai đoạn 2001 đến 2005 có đến 59 đề tài, dự án khoa học được triển khai nghiên cứu thì đến giai đoạn 2006-2010 chỉ còn 40 đề tài, dự án đăng ký tham gia. Năm 2014 chỉ còn 7 đề tài/năm và năm 2015 còn 6 đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt. Ngoài việc số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh cũng tiếp tục giảm dần, số người có trình độ cao tham gia vào nghiên cứu khoa học ở Gia Lai rất ít, không tương xứng với đội ngũ trí thức ngày càng tăng ở tỉnh.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học hàng năm ở Gia Lai cũng không tăng, mặc dù GDP của tỉnh liên tục tăng qua các năm. Trong vòng 15 năm qua, bình quân mức đầu tư cho khoa học công nghệ chỉ khoảng 0,65% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh, quá thấp so với yêu cầu chi cho khoa học công nghệ khoảng 2% ngân sách hàng năm có xu hướng giảm dần. Năm 2012, tổng ngân sách chi cho các đề tài khoa học cao nhất là 16,1 triệu đồng thì năm 2013 là 9,7 tỷ đồng, năm 2014 còn 4 tỷ đồng, đến 2015 chỉ còn 3,5 tỷ đồng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà-Giám đốc Sở KH &CN, đề tài vừa nghiên cứu xong đã lạc hậu so với đời sống, có đề tài hay nhưng không triển khai được do thiếu kinh phí. Phó Giáo sư Nguyễn Danh đánh giá nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, sự phát huy nhân rộng hiệu quả các đề tài, dự án khoa học công nghệ vào thực tiễn bao gồm các nhóm như: do cơ chế chính sách, do tổ chức quản lý, nguyên nhân về tài chính, về nguồn nhân lực…

Chất lượng Hội đồng Khoa học cấp tỉnh khi nghiệm thu đề tài cũng là vấn đề đáng bàn. Theo quy định cần 50% thành viên Hội đồng Khoa học là người có chuyên ngành nhưng trên thực tế rất khó nhiều đề tài tìm được 2 người phản biện đã khó. Có những lĩnh vực mà người nghiên cứu chuyên sâu hơn các thành viên tham gia trong Hội đồng Khoa học nghiệm thu, đánh giá.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG