The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Để khoa học công nghệ trở thành động lực trong Công nghiệp 4.0
04/01/2019 - Lượt xem: 1279
Ngày 3/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm; đại diện Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã dự tọa đàm về định hướng và giải pháp để khoa học và công nghệ trở thành động lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
(Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN)

Tại tọa đàm, các đại biểu khẳng định, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này đã được khẳng định xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước và thực tế thời gian qua, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội nước nhà.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 4.0, để khoa học và công nghệ tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình với tinh thần “đã tiến bộ rồi, phải tiến bộ hơn nữa,” khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực để đất nước đi lên và doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia như kỳ vọng, cần có những giải pháp đột phá cả về nhận thức và hành động như nâng cao nhận thức về vai trò động lực có tính quyết định của khoa học và công nghệ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia.

Phát biểu ý kiến, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho rằng, cần một tư duy mới trong quản lý khoa học và công nghệ, lấy khoa học và công nghệ là động lực hàng đầu để tạo chuyển biến về kinh tế-xã hội.

Trước hết phải thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ từ những người đứng đầu, người thủ trưởng cơ quan. Người đứng đầu cơ quan từ trung ương đến địa phương phải tập trung chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ một cách thực chất, quyết liệt, chứ không phải bằng những phát biểu với nhiều mỹ từ - nếu như vậy khoa học và công nghệ chỉ là “trang trí.”

Nhấn mạnh quan điểm khoa học và công nghệ phải đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, thể hiện rõ nét vai trò trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế-xã hội như nông nghiệp, an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm... nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải dựa vào doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ.

Theo đó, cần xây dựng cơ chế phù hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phát triển hiệu quả các khu công nghệ cao; đồng thời, cần thiết kế cơ chế thực chất thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu giải pháp đột phá để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.

Cần có đột phá trong chính sách phân bổ nguồn lực (đặc biệt là chính sách thuế) để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ.

Thay vì xây dựng chính sách theo hướng “bắt buộc” lập Quỹ khoa học và công nghệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, cần có chính sách, cụ thể nhất là chính sách thuế theo hướng tạo lợi ích để doanh nghiệp tự thấy cần phải tăng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: "không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ khoa học và công nghệ, bởi dễ dẫn đến cách hành xử theo kiểu 'đối phó.' Cần có chính sách để doanh nghiệp 'đua nhau' đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Doanh nghiệp nào đầu tư nhiều cho khoa học và công nghệ sẽ được ưu đãi về thuế, được ưu tiên phân bổ nguồn lực. Nền khoa học công nghệ của đất nước phải dựa trên một chính sách kinh tế minh bạch về phân bổ nguồn lực, tiếp cận thị trường… để thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển."

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, đề xuất và thực hiện nhiều chính sách trong công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, vừa qua có nhiều tiến bộ nhưng cần chú ý hơn một số vấn đề như cần đổi mới mạnh mẽ hơn về cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ theo nguyên tắc nghiên cứu khoa học; khắc phục tình trạng dùng tiền nghiên cứu khoa học và công nghệ để "tăng thu nhập" cũng như thực tế cán bộ nghiên cứu phải rất vất vả quyết toán đề tài.

Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng, cần tăng cường thông tin khoa học nhằm kết nối, tạo mạng lưới chia sẻ kết quả nghiên cứu, ứng dụng. Bởi nếu có mạng lưới chia sẻ sẽ tiết kiệm nhiều kinh phí do không phải nghiên cứu lại từ đầu, cũng như hạn chế được tình trạng trùng lặp đề tài. Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng cũng gợi mở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển mới chỉ tập trung vào vấn đề nghiên cứu khoa học và công nghệ, còn việc phổ biến, chia sẻ chưa được quan tâm đúng mức.

Do vậy, cần xây dựng tri thức tổng hợp trong mọi lĩnh vực vừa phổ biến tri thức khoa học công nghệ vừa để xây dựng một xã hội học tập suốt đời

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần phát huy vai trò quan trọng là cơ quan chủ trì, nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ các chính sách đột phá để khoa học và công nghệ thực sự trở thành nguồn động lực cho phát triển trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư./.

Theo Vietnam+

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG