The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cách Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 thông qua mã QR
19/04/2020 - Lượt xem: 2071
Khi thói quen mỗi ngày của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào một ứng dụng thì lúc rời khỏi nhà, đi làm, vào quán cà phê..., màu sắc hiển thị trên màn hình sẽ quyết định cho phép bạn đi hoặc nghiêm cấm bạn di chuyển.

 

Các nhân viên văn phòng tại một công ty ở Trung Quốc đang chờ quét mã QR của họ để vào nơi làm việc. Ảnh chụp màn hình
Các nhân viên văn phòng tại một công ty ở Trung Quốc đang chờ quét mã QR của họ để vào nơi làm việc. Ảnh chụp màn hình
 
Đây là thực tế mà hàng trăm triệu người ở Trung Quốc đang phải đối mặt kể từ giữa cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19. Hiện họ vẫn chưa thể tự do đi lại trong tương lai gần, ít nhất là cho tới khi Trung Quốc hồi phục hoàn toàn khỏi dịch bệnh.
 
Áp dụng công nghệ di động và dữ liệu lớn (big data), chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hệ thống "mã sức khỏe" dựa trên màu sắc để kiểm soát việc di chuyển của người dân nhằm hạn chế sự lây lan của virus Corona chủng mới. Các mã này phản hồi nhanh và được tạo ra tự động, thường được viết tắt là mã QR và được gán cho các công dân như là một chỉ số đại diện cho tình trạng sức khỏe của họ.
 
Dù các cơ quan chức năng sở tại chưa đưa ra các quy định y tế bắt buộc, nhưng tại nhiều thành phố Trung Quốc người dân ở đây sẽ không thể rời khỏi các khu dân cư của họ hay đi vào các địa điểm công cộng mà không có ứng dụng này. Chỉ 3 tháng sau, phần lớn các chốt chặn và biện pháp cách ly đã dần được gỡ bỏ ở Trung Quốc, nhưng các mã vạch vuông nhỏ nhắn vẫn được duy trì để quản lý cuộc sống của người dân ở đây.
 
Theo sau Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng chuyển sang công nghệ tương tự để giám sát sự lây lan của dịch bệnh. Tháng trước, Singapore đã ra mắt ứng dụng điện thoại thông minh cho phép truy vết các cuộc gặp gỡ. Trong khi chính phủ Nhật đang xem xét áp dụng một ứng dụng tương tự và Nga đã giới thiệu một hệ thống mã QR để theo dõi các di chuyển và thực hiện cách ly của riêng họ.
 
Xian-Sheng Hua, chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực sức khỏe của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) chia sẻ với CNN, "công nghệ hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch. Để ngăn chặn sự lây lan virus, việc theo dõi thiết bị liên lạc là một bước thiết yếu và đây cũng là lý do các sáng kiến tương tự đang được xem xét áp dụng tại nhiều nước trên thế giới”.
 
Nó hoạt động như thế nào?
 
Chính phủ Trung Quốc đã tranh thủ sự giúp đỡ của hai gã internet khổng lồ là Alibaba và Tencent để lưu trữ các hệ thống mã y tế trên các ứng dụng phổ biến của họ trên điện thoại thông minh. Ứng dụng thanh toán di động của Alibaba và ứng dụng nhắn tin Wechat của Tencent đều phổ biến ở Trung Quốc và được hàng trăm triệu người sử dụng. Đặt mã sức khỏe trên các nền tảng này giúp chính phủ dễ dàng tiếp cận tới hàng triệu người dân ở đây.
Chỉ những người có mã y tế màu xanh như thế này mới được tự do di chuyển trong thành phố. Ảnh: CNN
Chỉ những người có mã y tế màu xanh như thế này mới được tự do di chuyển trong thành phố. Ảnh: CNN
Hàng Châu, một thành phố ven biển ở phía đông tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), nơi đặt trụ sở của Alibaba, là một trong những thành phố đầu tiên đưa mã y tế vào sử dụng để quyết định xem liệu công nhân nào cần đi kiểm dịch (xét nghiệm y tế hoặc cách ly). Hệ thống được Alipay ra mắt vào ngày 11.2.
 
Để có được mã sức khỏe, công dân phải điền thông tin cá nhân của họ bao gồm tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu và số điện thoại trên trang đăng ký. Sau đó, họ được yêu cầu báo cáo lịch sử đi lại và liệu họ có tiếp xúc với những người nghi nhiễm hay bệnh nhân Covid-19 nào trong vòng 14 ngày qua chưa? Họ cũng phải đánh dấu vào các mục liệt kê các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, nghẹt mũi, khó thở, đau họng hoặc tiêu chảy.
 
Sau khi thông tin được các cơ quan chức năng xác minh, mỗi người dùng sẽ được cấp một mã QR màu đỏ, màu hổ phách hoặc màu xanh lá cây. Trong đó, màu đỏ là phải tự cách ly trong 14 ngày, màu hổ phách là sẽ bị cách ly trong 7 ngày và người có mã màu xanh sẽ có quyền tự do di chuyển trong thành phố.
 
Ngoài ra, các mã sức khỏe cũng được dùng để theo dõi di chuyển của mọi người ở các khu dân cư hoặc các khu vực công cộng, vì họ đều được quét mã QR mỗi khi đi vào đó. Một khi ai đó được chẩn đoán là bị nghi nhiễm, các nhà chức trách có thể nhanh chóng tiếp cận người bệnh và xác định những ai đã tiếp xúc với họ.
 
Theo nguồn tin, các mã y tế trên Alipay do các cơ quan chính phủ phát triển và vận hành, trong khi Alipay chỉ đóng vai là nhà cung cấp nền tảng và hỗ trợ công nghệ. Tương tự, một hệ thống mã QR đại diện cho sức khỏe của người dân cũng được tích hợp trên ứng dụng WeChat của Tencent.
 
Nó đã được sử dụng ở quy mô như thế nào?
 
Chỉ trong vòng một tuần kể từ khi ra mắt, các mã y tế của Alipay đã được tung ra tại hơn 100 thành phố trên cả nước, tính đến cuối tháng 2.2020, đã có hơn 200 thành phố áp dụng các mã QR của Alipay. Trong khi hệ thống mã QR của Tencent cũng đã phủ kín hơn 300 thành phố vào tháng trước. Vào ngày 1.3 qua, Bắc Kinh cũng chính thức áp dụng mã QR ba màu thông qua cả hai dịch vụ là Alipay và Wechat. Ngoài việc cung cấp tên và số ID, người dùng cũng cần đăng ký nhận diện khuôn mặt để lấy mã y tế.
Các hành khách xếp hàng để chờ quét mã QR trước khi vào nhà ga Ôn Châu, Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
Các hành khách xếp hàng để chờ quét mã QR trước khi vào nhà ga Ôn Châu, Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
Bên cạnh đó, các bộ luật y tế ở Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại ở tỉnh Hồ Bắc, nơi có khoảng 60 triệu người bị hạn chế di chuyển khi tỉnh này thực hiện cách ly xã hội vào cuối tháng 1. Vào ngày 10.3, tỉnh đã ban hành mã y tế cho những cư dân muốn đi lại trong tỉnh. Trong khi đó, tất cả người dân và du khách muốn rời khỏi Hồ Bắc phải có mã QR màu xanh lá cây trên điện thoại của họ.
 
Vấn đề là gì?
 
Như với tất cả các sản phẩm công nghệ, ứng dụng mã sức khỏe của Trung Quốc cũng không hoàn hảo - nó có thể mắc lỗi và gán cho người dùng mã màu sai và khiến họ cách ly nhầm người. Tại Hàng Châu, thành phố nơi giới thiệu mã sức khỏe của Alipay đầu tiên, một số cư dân đã phàn nàn trên các mạng xã hội rằng họ đã bị cấp nhầm mã màu đỏ chỉ vì lỡ đánh dấu vào mục “nghẹt mũi” hoặc “mệt mỏi” ở trang đăng ký, dù chúng chỉ là các triệu chứng của cảm cúm hay cảm lạnh thông thường. Điều này buộc chính quyền sở tại phải thiết lập một đường dây nóng để xem lại các mã màu bị cấp sai.
 
Vấn đề thứ hai là không phải tỉnh nào của Trung Quốc cũng thực hiện giám sát y tế bằng mã QR, nên khi công dân của họ di chuyển sang các tỉnh khác đã nảy sinh nhiều vấn đề do các khác biệt về quy tắc y tế. Thứ ba, dù các mã QR đều có nguyên tắc phân loại theo 3 màu tương ứng 3 tình trạng sức khỏe để giám sát và phát triển của hai công ty lớn, nhưng chúng dựa trên các cơ sở dữ liệu Covid-19 khác nhau của địa phương. Trong khi các địa phương lại không chia sẻ dữ liệu đó với nhau nên có thể tạo ra các chuẩn khác nhau và gán cho họ các màu khác nhau, người dân phải miễn cưỡng chấp nhận. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một “mã phòng dịch” quốc gia và tải lên một cơ sở dữ liệu toàn quốc về các trường hợp mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm để tham khảo chung với hy vọng giảm thiểu sai số.
 
Ngoài ra, các mã sức khỏe dựa trên kho dữ liệu mà chính quyền thu thập từ người dân bao gồm các thông tin nhạy cảm như họ tên, địa điểm, lịch sử di chuyển, các mối liên hệ gần đây và tình trạng sức khỏe của họ đều dễ bị rò rỉ, gây ra các mối lo ngại về quyền riêng tư. Cũng không ai dám chắc rằng các dữ liệu này sẽ được xóa và không bị tái sử dụng sau khi dịch bệnh kết thúc.
 
May mắn là hiện một số thành phố ở Trung Quốc đã bắt đầu loại bỏ các mã y tế khỏi một số dịch vụ và địa điểm trong cuộc sống của người dân, trong đó có Hàng Châu, nơi đầu tiên áp dụng mã QR y tế. Nhưng vẫn ở nhiều nơi khác ở Trung Quốc tiếp tục áp dụng hình thức giám sát này, chẳng hạn như ở Bắc Kinh và Thượng Hải, các mã QR y tế vẫn tiếp tục là tiêu chuẩn để quyết định xem bạn có quyền được đi lại và tham gia vào cuộc sống hằng ngày tại các địa điểm công cộng hay không.
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG