The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. 2014: Bước ngoặt trong phát triển nguồn nhân lực An toàn thông tin
22/12/2014 - Lượt xem: 3130
Theo nhận định của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), năm 2014 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực An toàn thông tin và ứng dụng chữ ký số công cộng trong giao dịch điện tử tại Việt Nam.

Ba điểm sáng của an toàn thông tin Việt

Báo cáo về tình hình an toàn thông tin Việt Nam trong năm 2014 vừa được Cục An toàn thông tin công bố tại Hội nghị triển khai công tác năm 2015 của đơn vị này diễn ra chiều qua, ngày 17/12/2014. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng.

Đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin cho biết, đến thời điểm hiện tại bức tranh toàn cảnh về tình hình an toàn thông tin Việt Nam năm 2014 đã cơ bản định hình với đủ cả những mảng màu sáng và tối khác nhau. Theo đánh giá tổng thể, chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam đã tăng nhẹ, từ 37,5% năm 2013 lên mức 39% vào năm 2014.

Đặc biệt, Cục An toàn thông tin nhận định, dấu ấn rõ nét nhất trong bức tranh an toàn thông tin Việt Nam năm nay chính là quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin của Việt Nam.

Cụ thể, điểm sáng đầu tiên phải kể đến là kết quả bước đầu của việc triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 99/QĐ-TTg ngày 14/1/2014 (còn gọi là Đề án 99). Theo thống kê, tính đến cuối năm 2013, có tổng cộng 1.500 lượt kỹ sư chuyên ngành an toàn thông tin tốt nghiệp. Và trong kỳ tuyển sinh năm 2014, có 3 trong số 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin đã tuyển sinh mới được 820 chỉ tiêu đào tạo hệ kỹ sư, cử nhân chính quy và 53 chỉ tiêu đào tạo hệ thạc sỹ chuyên ngành an toàn thông tin.

Điểm sáng thứ hai, theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, là sự phát triển của việc ứng dụng chữ ký số công cộng trong các giao dịch điện tử tại Việt Nam. Cụ thể, ngày 5/8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Chỉ thị đã yêu cầu phải đẩy mạnh kê khai thuế qua mạng, qua đó đã thúc đẩy sử dụng chữ ký số. Cho đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của Cục An toàn thông tin, đã có khoảng 490.000 chữ ký số được cấp phát và đang hoạt động, phục vụ cho hoạt động kê khai thuế qua mạng của doanh nghiệp.

Điểm sáng thứ ba trong bức tranh an toàn thông tin Việt Nam năm nay là việc thành lập mới hoặc được nâng cấp của một số cơ quan, đơn vị như Cục An toàn thông tinTrung tâm chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ TT&TT, Cục An ninh mạng trực thuộc Bộ Công an, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. “Năm  2014 là một dấu mốc quan trọng khi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin ở Trung ương được kiện toàn và đi vào hoạt động”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin

Cũng trong báo cáo nêu trên, Cục An toàn thông tin đã chỉ rõ những mảng tối, các điểm bất cập, tồn tại của tình hình an toàn thông tin Việt Nam năm nay. Trước tiên, đó việc Việt Nam đang nằm trong danh sách 5 nước có nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại cao nhất thế giới. Cụ thể, số liệu thống kê cho hay, chỉ số nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại của Việt Nam năm 2014 vào khoảng từ 50 - 70%. “Chỉ số nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại cao đồng nghĩa với nguy cơ bị đánh cắp, lộ lọt thông tin, phá hủy dữ liệu, nguy cơ bị điều khiển để tham gia các mạng máy tính ma thực hiện tấn công từ chối dịch vụ, gửi thư rác cũng cao tương ứng”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.

Bên cạnh đó, trong năm 2014, Việt Nam đã “đón nhận” khoảng hơn 4.000 cuộc tấn công đã được ghi nhận là có xâm phạm an toàn thông tin đối với các hệ thống có tên miền .vn, trong số đó có hơn 200 cuộc tấn công vào các hệ thống có tên miền .gov.vn. Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin cũng cho hay, có tới hơn 60% số cơ quan, tổ chức của Việt Nam không hề có khả năng ghi nhận, cảnh báo hành vi dò quét, thử tấn công của kẻ xấu nhằm vào hệ thống thông tin của mình. Và có khoảng 50% số cơ quan, tổ chức không có quy trình thao tác chuẩn để phản hồi ngay cả khi đã phát hiện ra là mình bị tấn công.

Một mảng tối nữa trong bức tranh an toàn thông tin Việt Nam năm nay là việc thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã xuất hiện một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đồng đều cũng là một bất cập, tồn tại hiện nay.

Đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin cảnh báo, những tồn tại, bất cập kể trên nếu không sớm có phương án đối phó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường trong tương lai.

Theo ICTnews

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG