The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Khi Nhà hát Lớn rộng cửa chào đón các đơn vị nghệ thuật
29/08/2016 - Lượt xem: 3134
Theo kế hoạch đến hết năm 2016 sẽ có gần 20 chương trình, vở diễn chất lượng cao được giới thiệu tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

 Nếu trước đây, được biểu diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội là ước mơ của nhiều nghệ sĩ, diễn viên thì nay với chủ trương mới của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công diễn thường xuyên các chương trình, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao tại sân khấu này, Nhà hát Lớn sẽ mở rộng cửa cho các loại hình nghệ thuật truyền thống và hàn lâm, vốn vắng bóng trên sân khấu này nhiều năm nay được trình diễn. Chủ trương này cũng đang kích thích lớp nghệ sĩ, diên viên hôm nay phấn đấu để có một ngày được đứng trên sân khấu sang trọng này.

Đến Nhà hát Kịch Việt Nam những ngay này, khán giả yêu sân khấu sẽ thấy các nghệ sĩ tên tuổi như Xuân Bắc, Khuất Quỳnh Hoa, Phú Đôn… gấp rút luyện tập, trau chuốt cho vở kịch “Biệt đội báo đen”. Mang câu chuyện về đội đặc nhiệm mang tên Báo đen, mà Sáu Thành (do Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc thủ vai) là nhân vật chính trong lần đầu ra mắt khán giả ở Nhà hát Lớn, là sự cân nhắc kỹ càng của Nhà hát Kịch Việt Nam. Bởi trước khi đến với sân khấu Nhà hát Lớn, Hà Nội, “Biệt đội báo đen” đã được diễn tại các nhà văn hóa, quận, huyện quanh Hà Nội cũng như tại sân khấu nhỏ của Nhà hát Kịch Việt Nam. Tác phẩm được khán giả đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như kỹ thuật diễn xuất của diễn viên.

 

Vở kịch "Biệt đội báo đen" lần đầu tiên diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

 Ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: "Đây là lần đầu tiên vở kịch Biệt đội báo đen được diễn ở Nhà hát Lớn. Sau đó sẽ có Hamlet và những vở đặt hàng trong năm. Hi vọng với chương trình mở cửa của Nhà hát Lớn sẽ có sự đồng hành của các doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn không những cho các nhà hát mà cho cả Nhà hát Lớn đang trên con đường tự chủ".

Được diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn – biểu tượng của văn hóa Việt Nam, là mơ ước của biết bao thế hệ nghệ sĩ sân khấu. Nếu “Hamlet”, “Thầy và trò”… của Nhà hát Kịch Việt Nam thỉnh thoảng còn xuất hiện trên sân khấu này, thì các vở diễn, chương trình của các Nhà hát truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương phải đến chục năm nay chưa được diễn ở đây. Do đó việc được đại diện các nhà hát truyền thống, mở màn chương trình biểu diễn thường xuyên tại Nhà hát Lớn, Nhà hát Chèo Việt Nam đã chọn giới thiệu đến khán giả những trích đoạn chèo truyền thống mẫu mực đã gắn liền với tên tuổi Nhà hát.

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi sẽ trau chuốt lại những vở diễn, ví dụ như năm nay chúng tôi phục dựng vở “Xúy Vân”, “Ai mua hành tôi”… rất nhiều vở chèo mà tôi nghĩ đã trở thành một trong những dấu ấn của nhà hát Chèo Việt Nam. Bên cạnh đó thì chúng tôi được giới thiệu những tác phẩm chất lượng cao của từng loại hình nghệ thuật".

Theo ông Trương Nhuận, Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khuyến khích các đơn vị nghệ thuật khai thác thường xuyên  địa điểm “vàng” nhà hát Lớn để biểu diễn những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, sẽ mở ra cánh cửa cho các tác phẩm sân khấu truyền thống, tác phẩm nghệ thuật hàn lâm, kinh điển đến được với sân khấu danh giá này. Đây là một trong những định hướng tạo được sự hứng khởi với nghệ sĩ, nhất là với các nhà hát. Bởi nhiều vở diễn được huy chương Vàng, Bạc tại các Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nhưng ít có điều kiện được diễn ở những địa điểm sang trọng.

Đơn cử như, Nhà hát Tuổi trẻ từng công diễn các vở như “Công lý không gục ngã”, “Tất cả đều là con tôi” ở sân khấu Nhà hát Lớn nhưng để kéo dài, tuyên truyền thành cả một đợt thì rất khó khăn. Bởi ở đây cần một chủ trương, sự đồng thuận của những nhà quản lý văn hóa, tạo điều kiện chung giữa đơn vị tổ chức biểu diễn là Nhà hát Lớn và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp như Nhà hát Tuổi Trẻ, Dàn nhạc giao hưởng, Nhà hát kịch Việt Nam…

Ông Trương Nhuận nói: "Sự chuyển mình của Nhà hát Lớn trở thành địa điểm biểu diễn cho các tác phẩm biểu diễn của Việt Nam tạo ra sự lan tỏa, chú ý của công chúng yêu nghệ thuật, đồng thời cũng cho thấy rằng muốn cho văn hóa biểu diễn nghệ thuật phát triển và tạo được công chúng thì rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước".   

Theo kế hoạch đến hết năm 2016 sẽ có gần 20 chương trình, vở diễn chất lượng cao được giới thiệu tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đây đều là những tác phẩm tiếp cận được với văn hóa thế giới, có chất lượng nghệ thuật cao, có khán giả và được thẩm định qua các liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, hay các liên hoan với các đơn vị nghệ thuật nước ngoài. Hiện các chương trình, vở diễn đầu tiên đã hết vé, cho thấy, chủ trương của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không chỉ tạo niền hứng khởi, say mê sáng tạo cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên mà còn tạo được sự hứng thú trong lòng khán giả hâm mộ cả nước./. 

Ngọc Ngà
(Theo VOV)

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG