The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, giúp giảm quá tải tuyến trên
06/07/2018 - Lượt xem: 1708
Y tế cơ sở là nơi gần nhất với dân, là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Vì vậy, y tế cơ sở đang phải đảm nhiệm nhiệm vụ rất quan trọng, từ chỗ chỉ là “tuyến dưới”, trở thành “trung tâm” và giữ vai trò là “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau...

Ngày 6/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến y tế cơ sở".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thị Minh; Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn; Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn dự và chủ trì tại điểm cầu Trung ương.

Hội nghị trực tuyến "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến y tế cơ sở". (Ảnh: ĐT)

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Y tế cơ sở là tuyến y tế ban đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiệm vụ của y tế cơ sở bao gồm các hoạt động chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, dự phòng và khám chữa bệnh. Thời gian qua, y tế cơ sở có những vai trò tích cực, là mô hình mạng lưới rộng lớn thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, là “điểm sáng” không phải nước nào cũng có được, do có hệ thống y tế đến tận xã, phường, thậm chí y tế thôn, bản. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai có hiệu quả, sâu rộng như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, khám chữa bệnh thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe...

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, y tế cơ sở hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức về chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nói chung và cho người có thẻ bảo hiểm y tế nói riêng. Nguyên nhân là do y tế cơ sở còn hạn chế về nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đáp ứng; các dịch vụ chuyên môn trong khám chữa bệnh còn hạn chế; nguồn kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho trạm y tế tuyến xã chưa đảm bảo... Chính vì vậy, Hội nghị được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thống nhất các giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để nâng cao chất lượng và tăng cường khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng nêu rõ, y tế cơ sở là nơi gần nhất với dân, là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Vì vậy, y tế cơ sở đang phải đảm nhiệm nhiệm vụ rất quan trọng, từ chỗ chỉ là “tuyến dưới”, trở thành “trung tâm” và giữ vai trò là “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ y tế.

Theo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, hiện cả nước có hơn 12.000 trạm y tế xã. Trong đó, tổng số trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh (KCB) BHYT là 9.821 với số thẻ BHYT đăng ký ban đầu là 21,5 triệu. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp như vậy, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai một cách thuận lợi. Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở. Trong giai đoạn 2010 - 2014, số lượt KCB tại tuyến xã tăng qua các năm với tỷ lệ gia tăng bình quân là 4%; nhưng từ năm 2015 đến nay, số lượt KCB BHYT tại tuyến xã có xu hướng giảm (số lượt KCB BHYT tại tuyến xã giai đoạn 2010 - 2014 là khoảng 34,06 triệu lượt; 2015 là 34 triệu lượt; 2016 là 32,7 triệu lượt; 2017 là 33 triệu lượt).

“Việc người dân không lựa chọn trạm y tế xã là nơi chăm sóc sức khỏe, KCB BHYT ban đầu là do chính sách thông tuyến được thực hiện từ năm 2015, người bệnh BHYT thường lựa chọn KCB tại các bệnh viện tuyến huyện thay vì đến các trạm y tế xã. Ngoài ra, hệ thống các trạm y tế xã hiện nay chưa đảm đương được yêu cầu, nhiệm vụ và còn nhiều bất cập cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Chất lượng KCB tại y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Tình trạng khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều trạm y tế xã còn bất cập. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến người dân không lựa chọn trạm y tế xã làm nơi KCB ban đầu, dẫn tới người dân sẽ lại tiếp tục vượt tuyến, chịu chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe; các bệnh viện tuyến trên tiếp tục quá tải và sự hài lòng sẽ khó được cải thiện. Bên cạnh những thách thức trên, còn có thêm một số khó khăn, vướng mắc về mô hình tổ chức, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhân lực… đã tạo áp lực không nhỏ cho ngành Y tế và BHXH trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách BHYT tại tuyến y tế cơ sở” - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, để khắc phục được những hạn chế nói trên, cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đây là yếu tố mang tính quyết định và mang lại hiệu quả cao trong cung ứng các dịch vụ y tế cơ bản thiết yếu. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác, bao gồm đổi mới cơ chế chính sách và đầu tư, quản lý y tế tốt, cung ứng thuốc, ứng dụng công nghệ mới và công nghệ thông tin… cũng cần triển khai đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo người dân khi tham gia KCB ban đầu tại tuyến y tế cơ sở được hài lòng.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng đề nghị, các cấp, ngành phối hợp cùng với Bộ Y tế, BHXH đưa ra các giải pháp đồng bộ như: Trang bị nguồn nhân lực cho y tế cơ sở; đồng thời thực hiện đào tạo, đào tạo lại; tăng cường nhân lực từ tuyến tỉnh, huyện xuống y tế cơ sở hỗ trợ; phân cấp các dịch vụ y tế thực hiện ở tuyến cơ sở và khi tuyến xã thực hiện được thì liên thông kết quả đến huyện, tỉnh và Trung ương, giúp y tế cơ sở làm tốt nhiệm vụ và giảm tải cho tuyến trên.

Đồng thời, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam mong muốn, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố chung tay cùng với BHXH và Bộ Y tế trong thực hiện quản lý Quỹ BHYT để đảm bảo tiền được sử dụng đúng, đủ, kịp thời, hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, thực hiện mục tiêu chung bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: ĐT)
 
Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Ước tính đến hết 30/6/2018, cả nước có 81,59 triệu người tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ bao phủ 86,9%, đạt 101,6% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Bộ  Y tế đã ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Theo đó, gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả bao gồm 78 dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh và 241 thuốc mà trạm y tế tuyến xã phải cung cấp được (không phải là mức tối đa được cung cấp mà là mức tối thiểu phải cung cấp). Đồng thời, Bộ Y tế có Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2018 - 2020 và Hướng dẫn triển khai Mô hình điểm trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, Bộ đã lựa chọn và tổ chức các đoàn do các lãnh đạo Bộ trực tiếp khảo sát tại 26 trạm y tế xã, phường của 8 tỉnh, thành phố. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện mô hình 26 trạm y tế chuẩn để nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Ông Lê Văn Khảm kiến nghị: Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở, thời gian tới, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán chi phí cho trạm y tế dựa trên chi phí thực tế do ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, chức năng nhiệm vụ mới…; kể cả chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, chi trả chi phí thuốc điều trị HIV, lao… Đồng thời, ngành y tế, ngành bảo hiểm xã hội cần phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi các chỉ số liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế để kịp thời, có giải pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh, thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán kịp thời để đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2018, số cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 2.316 cơ sở; trong đó, cơ sở y tế công lập là 1.549, cơ sở y tế tư nhân là 544 và y tế cơ quan là 223 cơ sở (chưa bao gồm trạm y tế xã).

Ước tính 6 tháng tỷ lệ sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 122,57%. Đại điện Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị: Để tăng cường hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, ngành y tế cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở; tăng cường khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế tại các trạm y tế xã; đồng thời có cơ chế tài chính linh hoạt đối với y tế cơ sở...

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận những nội dung như: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở; kết quả thực hiện bảo hiểm y tế tại các địa phương; mô hình cấp, phát thuốc, quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến huyện, xã.../.     

Theo TTXVN 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG