The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Gieo chữ" ở làng
22/11/2016 - Lượt xem: 2548
Họ là những giáo viên mang đầy tâm huyết “cõng chữ lên non” đang ngày ngày gieo mầm trong từng ngôi làng xa xôi. Ở đó, niềm vui của họ đơn giản chỉ là mỗi ngày đến lớp thấy học trò có mặt đông đủ.

 Tặng áo mới cho học sinh là việc làm thường xuyên của cô giáo Trần Thị Quỳnh.  Ảnh: N.G

 
Tặng áo mới cho học sinh là việc làm thường xuyên của cô giáo Trần Thị Quỳnh. Ảnh: N.G

Làng Tung Đao (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) đang vào mùa “đặc sản”. Những cơn gió đầu mùa hanh khô cuốn theo từng lớp cát bụi dày đặc như sương sớm. Mọi người gọi vui đó là “đặc sản” của vùng. Ở đây, không chỉ học trò lấm láp mà các cô giáo cắm làng cũng lấm lem bụi đỏ.

Là người gắn bó với những lớp học ở làng ngay từ ngày mới ra trường, cô Trần Thị Quỳnh (giáo viên điểm trường làng Tung Đao) đã dành trọn tình cảm của mình cho những học trò ở đây. Ngày ngày, cô vượt qua quãng đường hơn 15 km đầy gió bụi, tạm xa cậu con trai đầu lòng vừa tròn 1 năm tuổi để đến với học trò. “Mình thương học trò ở làng lắm, chúng thiệt thòi đủ đường. Hồi chưa lập gia đình, mình thương chúng như những đứa em, nhưng giờ đã là một người mẹ, mình nhận ra mình yêu chúng như con. Tuy xa con từ sáng sớm đến chiều muộn nhưng nỗi nhớ con cũng vơi đi khi mình được gần gũi, quan tâm, chăm sóc học trò chẳng khác gì con mình”.

 

“Những cô giáo ở đây thương học sinh, thương dân làng lắm nên bà con cũng quý mến các cô. Từ lâu làng đã coi cô giáo như người của làng mình”.

Ông Rmah Khanh-Trưởng thôn Tung Đao
 

Với cô giáo Quỳnh, sau 4 năm dìu dắt từng nét chữ cho học trò ở làng, thành quả thu lại là những lời thăm hỏi chan chứa tình cảm của từng lứa học trò khi các em đã ra trường, theo học lớp lớn hơn. Giờ đây, cô biết từng ngóc ngách, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong làng Tung Đao như chính gia đình anh em ruột thịt. Quỳnh có thể giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ bản xứ nhờ những “giáo viên” đặc biệt là những đứa học trò.

Không những bám trụ với làng, những cô giáo ở làng còn phải thừa tâm huyết để bằng mọi cách vận động học sinh đi học đầy đủ, nét chữ hôm nay tròn trịa hơn hôm qua và ngày mai nghe rộn tiếng hát ca trong lớp. Mặc dù phụ trách lớp làng ở ngay thị trấn, nhưng cô Siu Blao (giáo viên điểm làng Bò, Trường Mầm non Sao Sáng, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) phải rất vất vả bởi đây là điểm trường khó khăn nhất. Với 100% học sinh dân tộc Jrai, việc đến trường của các em không chỉ dừng lại ở chuyện thường xuyên nhắc nhở mà phải là liên tục vào làng “cõng” các em ra lớp.

Dù vậy, cô Blao chưa khi nào thấy mệt nhọc, cô tâm sự: “So với những giáo viên khác, mình có thế mạnh là hiểu được tiếng nói, nếp sinh hoạt của các em. Mơ ước của mình là được dạy chữ cho những đứa em, đứa con của dân tộc mình nên giờ đây không có cớ gì mình thấy vất vả khi đang thực hiện ước mơ”.

Không chỉ cô Blao, rất nhiều cô giáo, thầy giáo vẫn đang miệt mài “gieo chữ” giữa làng, họ dành cả tấm lòng cho học trò và không thể đành lòng nhìn em nào đó mặc áo rách, đi chân đất hay thiếu bút vở đến trường. Họ dành một phần lương sắm cho học trò được đủ đầy hơn khi đến lớp và niềm vui họ nhận lại chỉ là những đóa hoa rừng dung dị trong ngày tri ân. 

Theo GLO

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG