The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Mùa du lịch
05/11/2018 - Lượt xem: 9736
Tây Nguyên vừa qua những ngày mưa, không gian xao xuyến chuyển sang mùa, là thời điểm đẹp nhất của năm. Muôn loài cây sau những ngày xanh viên mãn giờ đua nhau nở hoa bừng khắp sườn non đồi núi. Cuối năm cũng là thời điểm Tây Nguyên no đủ. Cà phê, cao su, lúa, mì, bắp… đến kỳ thu hoạch. Trong khi ở miền Bắc và Trung bộ đang mưa dầm gió bấc thì Tây Nguyên trời đất rực rỡ, đầy sắc màu, phồn sinh. Những ai chưa đến Tây Nguyên nên chọn mùa này, mùa đẹp nhất của năm.

 

Tháng 12 sẽ diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai.  (ảnh nguồn internet)
Tháng 12 sẽ diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai. (ảnh nguồn internet)
 
Những ngày cuối năm, Gia Lai tưng bừng lễ hội. Đầu tháng 11 này là lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya. Theo kế hoạch, ngoài ngắm “động hoa vàng” dã quỳ và văn hóa cồng chiêng ở chân núi Chư Đăng Ya; thưởng thức các món đặc sản của Gia Lai, năm nay du khách đến lễ hội này còn chiêm ngưỡng màn dù lượn. Từ trên đỉnh bay dù xuống thung lũng Biển Hồ như tranh vẽ, Chư Đăng Ya được xem là một trong những điểm dù lượn đẹp nhất cả nước.
 
Cỏ hồng trên các đồi thông cũng đang rực rỡ. Đồi cỏ hồng Đak Đoa tiếp tục là điểm thu hút du khách trong những ngày đầu tháng 11. Muốn ngắm nguyên vẹn cảnh đồi cỏ hồng, nếu du khách không nhanh chân sợ không còn cơ hội, vì một phần nơi này đang được quy hoạch làm khu văn hóa thể thao, sân gôn, dự kiến sẽ khởi công đầu năm sau.
 
Tháng 12 sẽ diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai. Đây cũng là thời điểm khá đẹp của Gia Lai, nhất là dịp Noel. Bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Tây Nguyên kết hợp với văn hóa Công giáo rực lên ở khắp buôn làng có đạo. Noel ngày càng trở thành dịp để du khách thập phương tham quan, thưởng ngoạn một phần văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên.
 
Du lịch ở Gia Lai không chỉ từng đó. Núi rừng, sông suối, buôn làng, đời sống, sinh hoạt người dân vô cùng phong phú, đa dạng bởi có hơn 30 dân tộc cùng sinh sống, đặc biệt là 2 dân tộc bản địa Bahnar, Jrai. Gia Lai được thiên nhiên ban tặng một địa hình đặc biệt, vắt qua dải Trường Sơn, có bên Đông lẫn bên Tây. Có một giọt mưa ở đây con nước phải chia đôi, nửa chảy về Đông nửa chảy qua Tây. Gia Lai cũng là “miền cổ tích” trải dài theo lịch sử loài người từ thời hồng hoang đến hiện đại, có nhiều di chỉ người xưa xen lẫn đời sống sôi động hôm nay.
 
Tiềm năng du lịch Gia Lai được nói rất nhiều, từ thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ, phong phú, lịch sử hào hùng từ ngày Tây Sơn dựng nghiệp, đến bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tiềm năng này vẫn chưa được hoạch định để đầu tư, tôn tạo, khai thác có hiệu quả. Các doanh nghiệp làm du lịch ở Gia Lai còn nhỏ nhoi, không đủ sức quảng bá, tạo dựng hình ảnh đủ sức lan tỏa, cuốn hút. Những thắng cảnh du lịch hầu hết chỉ khai thác ở dạng thô sơ, manh mún. Nhiều loại hình du lịch chưa được chú ý đầu tư một cách tổng thể để giữ chân du khách.
 
Du khách đến Gia Lai tham quan, thưởng ngoạn những đâu, thưởng thức món gì, vui chơi chỗ nào, mua sắm ra sao và lưu lại bao nhiêu ngày rất cần có những câu trả lời. Gia Lai có sản phẩm du lịch đặc thù gì so với các địa phương khác ở Tây Nguyên? Ngày cuối tuần, dịp lễ, Tết người dân Gia Lai đến đâu để vui chơi, nghỉ ngơi hay cứ rồng rắn kéo đi các địa phương khác. Làm sao để kéo những người miền Trung, miền Bắc ngày mùa hè nắng nóng lên Gia Lai nghỉ ngơi, mùa đông giá rét lên Gia Lai thưởng ngoạn cảnh sắc rực rỡ? Những câu hỏi này cần sớm có câu trả lời.
 
Phát triển du lịch ở Gia Lai được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Quyết tâm chính trị đã có, song chưa đủ để du lịch vực dậy. Gia Lai đang cần những “quả đấm thép” của ngành Du lịch mà tín hiệu từ FLC đang được đặt nhiều niềm tin. Không ít doanh nghiệp “có máu mặt” trong nước đã bắt đầu quan tâm, đầu tư, kỳ vọng vào sự bứt phá mạnh mẽ từ ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh. Nhiều người ví du lịch Gia Lai như “nàng tiên đang ngủ”, nàng tiên ấy có lẽ đang cần động lực để tỉnh giấc.
 
Điều kiện thời tiết, với khá nhiều tiểu vùng khí hậu khắp cả tỉnh tạo điều kiện cho Gia Lai phát triển du lịch quanh năm, không chỉ theo mùa như tư duy lâu nay ở một số người. Tất nhiên có mùa trọng tâm, trọng điểm tùy từng địa phương, song sự khác biệt trong nắng mưa nơi này bao giờ cũng đủ lay động lòng du khách.
 
Hạ tầng du lịch Gia Lai còn yếu, vì thế, quan tâm vực dậy du lịch khắp các mùa trong năm vừa đảm bảo được nguồn cung cơ sở vật chất của ngành Du lịch, vừa kích thích sự quan tâm đầu tư của xã hội vào lĩnh vực này. Nếu chỉ nhăm nhăm vào du lịch một mùa dễ diễn ra “no dồn đói góp”, lúc thì quá tải về cung ứng dịch vụ, lúc vắng bóng đìu hiu…

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG