The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Mùa Ning nơng đến sớm
23/02/2014 - Lượt xem: 5031
Mùa Ninh nơng của người Bahnar ở Kông Chro năm nay đến sớm. Chưa đến “mùa con ong đi lấy mật” mà nhiều làng đã rậm rịch vào hội.

Pơ thi ở làng Kôn

Hôm nay, gia đình ông Đinh Em (làng Kôn, xã Đak Tơ Pang) bỏ mả đứa con trai có tên là Đinh Phiên. Ngôi nhà mả của Phiên được làm khá cầu kỳ với sắc màu sặc sỡ vẽ trên mái đan từ tre nứa. Ngay lối vào nhà mả, di ảnh chàng trai trong bộ đồ dân quân, ôm chiếc mũ đứng bên nhà rông của làng, cười tươi rói.

 

Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc

Khu nhà mồ nằm trên khoảng đất trống bằng phẳng, tựa vào núi Kông Tuơr, hướng về dòng suối Râ. Mới nhìn đã phải ngẩn ngơ bởi địa thế mơ mộng mà người sống chọn làm an nghỉ cho người chết. Rượu cần xếp từ bờ suối Râ dẫn lên nhà mồ, rồi từ bốn mặt nhà mồ dẫn đến tận chân núi… Dễ đến vài trăm ghè rượu cho lễ pơ thi đặc biệt của làng. Tiếc nuối nhìn đám thanh niên đang chiêng trống rộn rã quanh nhà mồ, Đinh Thơnh kể: “Mình là họ hàng gần với thằng Phiên nên không được chiêng. Chỉ có người làng mới được chiêng để tiễn nó về với Yàng. Nó chết trẻ nên ai cũng thương. Nhìn xem, nhà nào cũng mang rượu ra với nó, nhiều người làng khóc nó từ hôm qua đến nay”.

Có tới ba bộ chiêng được làng mang ra tiễn đưa người chết, gồm hai bộ chiêng truyền thống và một bộ chiêng dây cải tiến. Đã là ngày cuối cùng của pơ thi, các cô gái trong làng đều mặc đồ truyền thống, xoang quanh nhà mồ trong giây phút tiễn biệt cuối cùng. Ba bộ chiêng đồng loạt tấu lên, nhưng không buồn bã, mà dồn dập, thúc hối. Nhịp xoang vì thế cũng nhanh đến nỗi, nghe được cả tiếng thở gấp của những cô gái trẻ. Có tới 7 bram bất ngờ xuất hiện từ phía bờ suối, làm trò, hú hét. Ông Đinh Sru-một bram cho hay: “Đây là cách chia sẻ nỗi buồn với gia đình người chết. Làm trò vậy thôi nhưng gia đình nó buồn, cả làng mình đều buồn…”. Bên trong nhà mồ, những người thân cúi đầu, ôm mặt khóc tiễn đưa chàng trai trẻ. Tư thế của họ gợi nhớ đến những tượng mồ ôm mặt khóc thường thấy trong các lễ bỏ mả.  

Sau cái giơ tay ra hiệu của một người già, đội xoang nữ rời nhà mồ, băng qua suối rồi về phía đường lớn bằng những nhịp xoang thụt lùi, trong tư thế hướng về nhà mồ. Cứ thế, họ chia thành 5 hàng ngang, mỗi hàng 5 người, xoang lùi về phía nhà rông một cách bịn rịn, chiêng trống cũng chậm lại trong thanh âm buồn bã của cuộc tiễn đưa.

Trong khi đó, ở phía nhà rông, già làng Đinh Jur phân công một nhóm nam nữ chuẩn bị cho tiệc rượu cuối cùng. Cơm được nấu trong những chiếc nồi đại, cứ chín nồi này lại đổ ra những chiếc gùi và nấu tiếp nồi khác. Đu đủ thái sẵn để la liệt khắp sàn nhà. Hai nồi thịt heo và lòng sôi ùng ục phía ngoài nhà rông. Những người khéo tay hơn thì giã từng cối củ riềng với muối và bột ngọt dùng để ăn với cơm. Đám trai tráng dùng đòn khiêng, mang những chiếc nồi đồng xuống suối khiêng nước đổ vào hàng trăm ghè rượu xếp thành hàng dài từ đầu này đến đầu kia nhà rông. Già làng lặng lẽ đi kiểm tra từng công việc. Ông cho hay: “Ba năm rồi, hôm nay làng mới lại có một lễ bỏ mả. Suốt cả tuần nay mọi người ở nhà giúp gia đình Đinh Em. Không có người làng, làm sao làm được. Tý nữa, tất cả sẽ kéo về nhà rông đánh chiêng, múa xoang lần nữa. Mình cúng làm phép lần cuối cùng. Nốt đêm nay, ngày mai pơ thi kết thúc. Vậy là chẵn một tuần rồi”.

Nỗi niềm của già làng

 

Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc

Vậy là thêm một pơ thi nữa của làng, không có tượng nhà mồ. Cả khu nhà mồ của làng Kôn cũng không có bóng dáng một tượng gỗ. Ở nơi rừng núi thâm u này, nơi người chết vẫn được chôn trong áo quan đẽo đục từ những cây gỗ lớn, việc tìm gỗ đẽo tượng hẳn không khó. Già làng Đinh Jur giải thích: “Tất cả những tượng gỗ ngoài nhà mồ, đều đã bị trộm hết rồi. Vì thế, mấy năm nay, làng không đẽo tượng nữa. Những nghệ nhân đẽo tượng của làng cũng chết hết rồi, không còn người truyền nghề cho đám thanh niên. Vừa rồi làm nhà mả cho thằng Phiên, làng phải lên thị trấn tìm gặp nghệ nhân Đinh Keo ở làng Byang, nhờ ông xuống làm cái nhà cho đúng với truyền thống. Tốn một con bò mới làm được cái nhà mả ấy”.

Quên đi câu chuyện không vui ấy, già làng kể chuyện pơ thi của làng: “Từ năm 2010 đến giờ, làng mới lại có lễ hội lớn. Làm pơ thi giờ tốn kém quá, những nhà có điều kiện mới tổ chức nổi. Pơ thi này tính sơ sơ mất hơn 150 triệu đồng rồi, chưa kể công cả làng bỏ ra trong bảy ngày”. Tốn kém là vậy, nhưng ở khắp các buôn làng ở Kông Chro, hội hè vẫn diễn ra liên miên từ sau khi vụ mùa kết thúc. Ngoài lễ đóng cửa kho, ăn cơm mới, cầu mưa, cầu sức khỏe… pơ thi là lễ hội lớn, quan trọng của người Bahnar.

Chưa đến “Tháng ba Tây Nguyên” nhưng pơ lang đã miên man cháy đỏ trên đường xa, vông rừng cũng đồng loạt phô sắc cam chói ngời giữa chênh vênh sườn núi... Mùa Ning nơng dẫu đến sớm vẫn như một sự mời gọi ân cần, thúc giục về với buôn làng. Và, những cơn gió lạ lùng của Tây Nguyên có gầm gào buốt lạnh, vẫn không át được tiếng chiêng, tiếng trống hội vang xa khắp núi đồi…

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG