The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hướng tới Festival Cồng chiêng Tây Nguyên
18/06/2018 - Lượt xem: 2790
Liên hoan cồng chiêng-hoạt động tôn vinh giá trị di sản đã được các địa phương luân phiên tổ chức từ đầu năm đến nay được đánh giá là bước chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho sự kiện Festival Cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra tại Gia Lai vào tháng 11 tới.

Ngày hội văn hóa-thể thao huyện Krông Pa lần thứ V-2018 vừa kết thúc vào ngày 13-6. Ngày hội vinh danh giá trị di sản lớn nhất trong năm của huyện vùng xa này quy tụ trên 500 nghệ nhân, vận động viên tham gia. Tinh hoa của người Jrai bản địa vùng Đông Nam tỉnh có dịp hội tụ, tỏa sáng thông qua các hoạt động văn hóa như trình diễn cồng chiêng, biểu diễn trang phục Jrai truyền thống, thực hiện các món ẩm thực đặc trưng. Một số môn thể thao như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo cũng góp mặt, cho thấy sự khéo léo, dẻo dai, và cả chiều sâu trong văn hóa, đời sống của đồng bào nơi đây.

le hoi cong chieng.gif

Nhiều địa phương trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị để tham gia Festival Cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Duy Lê​

 Hoạt động tôn vinh di sản văn hóa thông qua các lễ hội đã được một số địa phương tổ chức trước đó như xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) hay mới đây nhất là Liên hoan Cồng chiêng huyện Kông Chro (cuối tháng 5-2018). Diễn ra trong 3 ngày đêm, Liên hoan Cồng chiêng huyện Kông Chro quy tụ đội ngũ nghệ nhân, diễn viên hùng hậu với trên 600 người. Được mệnh danh là vùng trầm tích văn hóa, “Không gian văn hóa cồng chiêng" ở Kông Chro mê hoặc người xem bởi phong vị văn hóa Bahnar đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều người cho rằng, nếu muốn thưởng thức văn hóa cồng chiêng nguyên bản nhất, hãy về Kông Chro. Sắc màu văn hóa Bahnar không chỉ nằm trong trang phục, âm vọng cồng chiêng, những màn hòa tấu, độc tấu nhạc cụ truyền thống đỉnh cao của những nghệ nhân tài hoa, mà còn trong chính không gian làng-nơi hiện hữu  những nóc nhà sàn, nhà rông mang đậm kiến trúc truyền thống.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện, cho biết: “Không chỉ là hoạt động hàng năm của huyện nhằm đánh giá quá trình gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, năm nay, hoạt động này còn có ý nghĩa quan trọng, như là sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo  cho Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sắp tới. Dựa trên kế hoạch đã được ngành Văn hóa-Thể Thao và Du lịch tỉnh triển khai, qua liên hoan lần này, chúng tôi có kế hoạch lựa chọn thành viên  tham gia, các bài nhạc chiêng tiêu biểu, những giá trị đặc sắc nhất của người Bahnar vùng Đông Trường Sơn nhằm góp thêm sắc màu tại sự kiện vinh danh giá trị di sản văn hóa của 5 tỉnh Tây Nguyên".

Trước đó, huyện Phú Thiện đã tổ chức thành công lễ cầu mưa-nghi lễ nông nghiệp có từ lâu đời của người Jrai và đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2015). Đây là sự kiện văn hóa độc đáo không chỉ thu hút người xem  mà còn gây chú ý với các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học. Bởi theo đánh giá, lễ cầu mưa là lễ hội đặc thù, có tính duy nhất hiện vẫn được duy trì trên vùng đất của những Pơtao Apui. Sắp tới đây, một số địa phương khác sẽ tiếp nối tổ chức lễ hội với nhiều màu sắc khác nhau như: Ngày hội Du lịch huyện Kbang (tháng 8-2018), lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah, dự kiến tháng 11-2018)… Nhưng hoạt động cồng chiêng vẫn được xem là “xương sống" và xuyên suốt lễ hội.

Như vậy, từ những hoạt động tôn vinh giá trị di sản của các dân tộc bản địa này, mạch nguồn văn hóa luôn được gìn giữ, bảo tồn bằng tình yêu và sự tiếp nối tự nhiên. Đây là yếu tố để Gia Lai có thể tự hào với các tỉnh trong khu vực về quá trình bảo tồn “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" sau gần 15 năm UNESCO vinh danh, công nhận.

Ông Phan Xuân Vũ-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, Festival Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tỉnh ta lên kế hoạch từ năm 2017. Từ đó đến nay là một quá trình dài chuẩn bị và “lên tinh thần" cho sự kiện văn hóa lớn và ý nghĩa này. “Để tổ chức tốt sự kiện, chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể gửi sớm cho các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị. Thuận lợi lớn nhất của Gia Lai là các địa phương có ý thức rất tốt trong công tác gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa thông qua việc tổ chức lễ hội hàng năm. Đặc biệt, trong năm 2018 này, nhiều địa phương tổ chức lễ hội với quy mô lớn, là một bước chuẩn bị kỹ lưỡng để có phương án lựa chọn những giá trị đặc sắc, nổi bật nhất tham gia sự kiện vinh danh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" sắp tới"-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nói.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG