The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đưa thị trấn Chư Sê phát triển thành đô thị loại IV
24/02/2014 - Lượt xem: 5224
Thị trấn Chư Sê là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội huyện Chư Sê, có diện tích 2.800,58 ha, dân số 27.782 người, 14 tổ dân phố và 13 thôn, làng. Mật độ dân số trên 992 người/km2, trong đó dân số khu vực trung tâm 22.954 người, mật độ là 2.371 người/km2.
  Một góc  thị trấn Chư Sê.   Ảnh: Thanh Nhật
Một góc thị trấn Chư Sê. Ảnh: Thanh Nhật

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Chư Sê nói chung và thị trấn Chư Sê nói riêng đã phát huy nội lực, chung sức chung lòng xây dựng thị trấn vươn lên đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đó là tập trung khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Đến nay thị trấn Chư Sê đã cơ bản hội tụ đủ các điều kiện theo quy định của đô thị loại IV. Tiêu biểu là phát triển không gian và lãnh thổ đô thị theo các hành lang kinh tế, trong đó có hành lang kinh tế theo hướng Bắc-Nam, nối liền giữa TP. Pleiku với thị trấn Chư Sê, đưa huyện Chư Sê trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh. Tăng trưởng kinh tế thị trấn Chư Sê năm 2011 là 23%, năm 2012 là 24,5% và năm 2013 là 24%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 76 tỷ đồng, năm 2011 đạt 85,2 tỷ đồng, năm 2012 đạt 92 tỷ đồng và năm 2013 đạt 89 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt năm 2011 là 28,5 triệu đồng, năm 2012 đạt 33,4 triệu đồng, năm 2013 khoảng 39,5 triệu đồng. Tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng từ 35% năm 2010 lên 44% năm 2012, thương mại-dịch vụ tăng từ 37,5% năm 2010 lên 45% năm 2012, nông-lâm nghiệp giảm từ 27,5% xuống còn 11% năm 2012.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang phát triển đa dạng và phong phú nhất là dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải. Mạng lưới thương mại dịch vụ trên địa bàn thị trấn Chư Sê được xây dựng và củng cố ngày càng chiếm vị trí quan trọng, có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thị trấn. Trên địa bàn có 1.300 hộ kinh doanh, 120 doanh nghiệp tư nhân, 8 chi nhánh ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, số dư nợ hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng. Có 4 khách sạn, 5 nhà nghỉ với tổng số 235 phòng nghỉ, 5 điểm karaoke, 2 điểm mát xa, 3 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em. Ngoài ra, thị trấn còn có 3 chợ, 2 siêu thị và nhiều cơ sở dịch vụ khác.

 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Cảnh quan đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được chỉnh trang. Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội khá nhanh, kéo theo đời sống nhân dân thị trấn ngày càng được cải thiện. Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân cũng như đầu tư các công trình công cộng, phúc lợi xã hội trên địa bàn phát triển mạnh, từng bước hình thành diện mạo đô thị ngày một khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao giá trị kiến trúc cảnh quan toàn đô thị. Nhà ở trên địa bàn thị trấn Chư Sê phổ biến là dạng nhà 2 đến 3 tầng dọc theo trục đường quốc lộ 14, quốc lộ 25 và các tuyến đường trong nội thị. Tại khu vực tập trung dân cư nhà ở kiên cố chiếm 94,66%, mật độ xây dựng khoảng 65 đến 85%.

Về giáo dục, hiện trên địa bàn có Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, hệ thống trường phổ thông từ tiểu học đến THPT, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và các trường mầm non… Về y tế, có Bệnh viện Đa khoa huyện, trung tâm y tế của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, 1 trạm y tế thực hiện việc khám-chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và các chương trình y tế quốc gia. Đến nay, 100% các hộ dân trong thị trấn đã được dùng điện. Nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn đang sử dụng là nguồn nước ngầm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nước được xử lý tại Trạm Quản lý và Phân phối nước sạch Chư Sê có công suất 2.000 m3/ngày đêm. Trên địa bàn thị trấn có Trung tâm Văn hóa-Thể dục Thể thao huyện, sân vận động, nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn thi đấu cấp tỉnh, Công viên Văn hóa Kpă Klơng với khu nhà rông lớn biểu tượng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thư viện, siêu thị sách và nhiều hiệu sách tư nhân, các sân bóng đá mini nhân tạo, đài Truyền thanh-Truyền hình với bán kính phát sóng 30 km, phục vụ 24/24 giờ, 2 cổng chào điện tử hiện đại được lắp đặt đầu và cuối đường vào trung tâm thị trấn. Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển khá mạnh.

Trong tương lai, huyện Chư Sê sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các khu chức năng, dịch vụ đô thị xung quanh khu vực hành chính, dọc quốc lộ 14 và quốc lộ 25 và các đường chính nội thị. Triển khai các giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, công tác quản lý đô thị, phát triển nhà ở, khu thể thao vui chơi giải trí, khu thương mại, dịch vụ, nâng công suất Nhà máy nước Chư Sê lên 7.500 m3/ngày đêm, phấn đấu đến năm 2015 đạt tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm... Thực hiện tốt về cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, điều hành phát triển kinh tế, ổn định xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn...

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG